Khổng tử: Mặt trời xa hay gần?

Một hôm Khổng Tử đi dạo chơi quanh thành, thấy hai đứa bé cãi nhau, hỏi tại làm sao, thì một đứa nói rằng: "Cháu thì cho rằng mặt trời, lúc buổi sáng ở gần ta hơn, về buổi trưa ở xa ta hơn."
Khổng tử: Ngọc bất trác bất thành khí, Nhân bất học bất tri lý

Còn một đứa nói: "Còn cháu thì nghĩ rằng mặt trời lúc mới mọc ở xa ta hơn, về buổi trưa mới ở gần ta hơn."

Ðứa kia cãi: "Mặt trời lúc buổi sáng to như cái bánh xe, đến giữa trưa nhỏ như cái bát ăn, thế chẳng phải tại xa ta mới nhỏ, gần ta mới to là gì?"

Ðứa sau cãi lại: "Lúc mặt trời mới mọc thì mát mẻ, đến giữa trưa thì nóng nực, thế chẳng phải tại gần ta mới nóng, xa ta mới mát là gì?"

Khổng Tử nghe nói, không biết giải bày làm sao cho phải.

Hai đứa bé thấy thế cười bảo: "Thế thì cho ông là người học rộng hiểu nhiều thế nào được!?"

Sưu tập & kể lại: Thiên Hương

Lời bàn:

Ngày nay chúng ta đều hiểu rõ Trái đất xoay quanh mặt trời. Còn mặt trời đâu vẫn ở đó, khoảng cách mặt trời cách trái đất buổi sáng hay trưa cũng đều như nhau cả. Sở dĩ buổi sáng ta thấy mát mẻ, buổi trưa thì oi bức chẳng qua là tại vì buổi sáng còn đọng lại những sương mai của ban đêm chưa tan hết, còn buổi trưa là lúc khí nóng tích tụ, cho nên nhiệt độ càng cao hơn. Còn vào buổi sáng trông mặt trời to hơn, chẳng qua là do buổi sáng góc nhìn còn chếch ta bị thị giác đánh lừa (do trái đất hình cầu), đến buổi trưa mặt trời ở giữa đỉnh đầu, góc nhìn thẳng, cho nên thấy to nhỏ khác nhau.

Nguyên nhân tóm lại chỉ tại con người trông to, hoá nhỏ, chứ không phải mặt trời xa, gần gì cả.

Thời nay chúng ta có khoa học để minh chứng, nên mọi sự đều rõ ràng cả. Còn vào thời Đức Khổng Tử, khoa học chưa có, thì việc phân định phải trái, đúng thật khó lòng mà định liệu được. Hơn nữa một người dù thông minh, tài trí đến đâu cũng không sao biết hết, rõ hết mọi sự vật trên đời này được. Vì đời người thì có hạn, mà tri thức thì mênh mông, vô cùng tận.

Post a Comment

Previous Post Next Post