Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày

Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc sinh năm Nhâm tuất (1862) tại làng Kim Liên, Xã Chung Cự, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, trong một gia đình nông dân. Cha là Nguyễn Sinh Nhậm mẹ là Hà Thị Hy.
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày
Nơi trưng bày những hiện vật, những bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp
Cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc

Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Công trình nhà trưng bày
Công trình nhà trưng bày
Mô hình: Xã Chung cự, Kim liên, Nam đàn, Nghệ An
Mô hình: Xã Chung cự, Kim liên, Nam đàn, Nghệ An
Nghệ an, Quê hương của Cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nghệ an, Quê hương của Cụ Nguyễn Sinh Sắc
Đồng Tháp nơi 2 lần Cụ Sắc đến hoạt động gắn bó lâu dài và an nghĩ vĩnh hằng
Đồng Tháp nơi 2 lần Cụ Sắc đến hoạt động gắn bó lâu dài và an nghĩ vĩnh hằng

Năm Giáp Tý (1864), lên ba tuổi, cậu Nguyễn Sinh Sắc phải chịu cảnh mồ côi cha, năm Ất Sửu lên bốn tuổi mẹ qua đời, về ở với ông ngoại, ông ngoại cũng qua đời. Sau đó phải về ở với vợ chồng người anh cùng cha khác mẹ là Nguyễn Sinh Trợ.
Nguyễn Sinh Sắc về ở nhà người anh Nguyễn Sinh Trợ
Nguyễn Sinh Sắc về ở nhà người anh Nguyễn Sinh Trợ

Gia đình anh Trợ nghèo, cậu Sắc không được đi học và phải làm nhiều việc để giúp anh chị.
 
Nhà thầy đồ Vương Thúc Mậu có mở lớp dạy học, cậu Sắc thương cột trâu ở bụi tre gần đó, lắng nghe thấy Vương giảng sách. Có hôm mãi nghe quên cả việc thả trâu cho ăn.
Thầy đồ Hoàng Xuân Đường nhìn cậu Sắc ngồi trên lưng trâu mải mê xem sách
Thầy đồ Hoàng Xuân Đường nhìn cậu Sắc ngồi trên lưng trâu mải mê xem sách

Hoàng Trù (Làng Chùa) có một ngôi nhà năm gian hai chái của thầy đồ Hoàng Xuân Đường, bạn của thầy Vương. Mỗi lần về quê ngoại ở Làng Sen, ghé vào thăm thầy Vương, cụ nhìn thấy một chú bé mặc áo tơi ngồi trên lưng trâu mải mê xem sách. Cụ cảm thấy thương mến chú bé hiếu học này.
Nhà của cụ Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù
Nhà của cụ Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù
Chú thích:

1- Góc dệt vải của cụ bà Hoàng Thị Loan, 112 Mai Thúc Loan, Thành phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế.

2- Nhà ông Nguyễn Sĩ Độ, Dương Nổ, Phú Dương, Phú Vang, Thành phố Huế. Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến dạy học 1898-1901


Năm 16 tuổi, cậu Sắc được nhà nho Hoàng Xuân Đường ở làng Hoàng Trù (làng Chùa) nhận về nuôi dạy. Kể từ khi Nguyễn Sinh Sắc về làm con nuôi cụ Hoàng Xuân Đường, cậu tỏ ra thông minh, hiếu học nên chẳng bao lâu trở thành học trò giỏi có tiếng trong vùng. Đến năm 22 tuổi (1883), cụ được nhà nho Hoàng Xuân Đường gả cô con gái lớn là Hoàng Thị Loan, bà là một phụ nữ cần mẫn, đảm đang, đôn hậu hết lòng chăm lo cho chồng con ăn học.
Bà Hoàng Thị Loan sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải
Bà Hoàng Thị Loan sống bằng nghề làm ruộng và dệt vải
Gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc
Gia đình cụ Sắc
Ngôi nhà nơi gia đình Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã sống ở làng Hoàng Trù từ năm 1883-1894
Ngôi nhà nơi gia đình Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc đã sống ở làng Hoàng Trù từ năm 1883-1894
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày
Bảng chú thích
Một năm sau, bà Loan sanh con gái, đặt tên là Nguyễn Thị Thanh. Năm hai mươi mốt tuổi bà sanh con trai đặt tên là Nguyễn Sinh Khiêm. Hai năm sau (1890) sanh Nguyễn Sinh Cung.

Đỗ cử nhân khoa Giáp Ngọ (1894) ông Sắc không ra làm quan, nuôi chí học tiếp để thi Hội khoa Ất Mùi (tháng 5 năm 1895). Thi không đỗ, ông xin vào học trường Quốc Tử Giám ở kinh đô Huế dự kỳ thi khoa Mậu Tuất (1898)
Trường Quốc tử giám
Trường Quốc tử giám

Cuối năm, cả gia đình ông Sắc vào Huế. Ngày đi đêm nghỉ, ông Sắc thường dừng lại ở những nơi cảnh đẹp, di tích lịch sử và giảng cho con nghe về đất nước, về công lao của tổ tiên. Những lời dạy của ông đã tạo nên những ấn tượng khó phai trong tâm hồn non trẻ của Khiêm và Cung.

Ống Nguyễn Sinh Sắc đưa hai con trai rời thành nội về ở nhà ông Nguyễn Sĩ Độ tại làng Dương Nỗ, xã Phú Dương, huyện Phú Vang cách kinh thành Huế 7 km về phía đông. Vừa tự học, vừa dạy con học, ông Sắc mở lớp dạy cho một số học trò gồm ba người con ông Độ, một số học trò ở Dương Nỗ và ở thành nội. Ngoài dạy chữ, ông thường dạy cho các trò điều nhân nghĩa, nỗi vinh nhục, lẽ chánh tà.

Ông hay đi lại thăm viếng bà con quanh vùng, để lại trong lòng mọi người hình ảnh đẹp của ông đồ xứ Nghệ.
Có tiếng vừa hay chữ vừa đức độ nên năm 1900, ông Nguyễn Sinh Sắc được cử làm đề lại (thư ký) kỳ thi Hương ở Thanh Hoá. Sau kỳ thi, trên đường trở lại Huế, ông Sắc ghé qua Kim Liên thăm mẹ vợ và con gái, đồng thời xây mộ cho cha mẹ. Ở lại quê nhà được ba tháng thì ông Sắc nghe tin vợ mất sau khi sinh người con trai thứ tư (Nguyễn Sinh Xin).
Nhà của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở làng Kim Liên (1902-1906)
Nhà của Cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ở làng Kim Liên (1902-1906)

Bà con chung quanh đã giúp đỡ và an táng bà Loan ở chân núi Tam Tầng thuộc dãy núi Ngự Bình.
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan ở núi Tam Tầng, dãy núi Ngự Bình, TP Huế (1901-1922)
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan ở núi Tam Tầng, dãy núi Ngự Bình, TP Huế (1901-1922)
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày

Năm 1942 hài cốt bà Loan được cải táng tại núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ ở xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

Khoa thi Tân Sửu (1901), Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, được Vua Thành Thái ban cờ, biển và hưởng lễ vinh qui bái tổ.

Vua Thành Thái triều đình nhà Nguyễn (1889-1907)
2- Vua Thành Thái triều đình nhà Nguyễn (1889-1907), vị vua yêu nước có tư tưởng chống Pháp


Toàn cảnh kinh thành nhà Nguyễn tại Huế
Chú thích:

1- Toàn cảnh kinh thành nhà Nguyễn tại Huế. Trung tâm nắm giữ và điều hành nền chính trị của Đất nước và Nhân dân ta 1802-1945


2- Toà khâm sứ Trung kỳ tại Huế. Nơi thực sự nắm quyền hành của đất nước ta vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Nhà trưng bày: Mộc bảng Triều Nguyễn

Mộc bảng Triều Nguyễn - Di Sản Tư Liệu Thế Giới
Mộc bảng Triều Nguyễn - Di Sản Tư Liệu Thế Giới
Văn bản bổ nhiệm và xét xử về cụ Sắc trong quá trình làm quan tại triều Nguyễn
Một số văn bản bổ nhiệm và xét xử về cụ Sắc trong quá trình làm quan tại triều Nguyễn

Ở Vinh, sau khi ra mắt Tổng đốc An Tỉnh Đào Tấn và dự lễ tiếp đón chung do quan Tổng đốc tổ chức, lấy cớ đi thăm vài người bạn thân, ông Sắc đi bộ về quê để khỏi phải nhận lễ vinh qui bái tổ.

Cờ, biển vua Thành Thái ban cho cụ Nguyễn Sinh Sắc
Cờ, biển vua Thành Thái ban cho cụ Nguyễn Sinh Sắc

Đến cầu Mượu (cầu Hữu Biệt), cách Kim Liên độ bốn cây số, ông gặp đoàn dân xã Chung Cự mang võng, lọng, cờ, trống theo lệnh của Tổng đốc kéo về Vinh để đón ông. Gặp bà con giữa đường, ông Sắc một mực từ chối lễ rước, khiến mọi người phải lăng trống, cuốn cờ, xếp võng cùng ông đi bộ về làng, vừa đi vừa chuyện trò thân mật.
Nhân dân xã Chung Cự đón tân khoa phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Nhân dân xã Chung Cự đón tân khoa phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Bút tích của cụ Nguyễn Sinh Săc
Bút tích của cụ Săc

Đón tân khoa Phó bảng về làng, chức việc và bà con xuất quỹ mua cho ông một ngôi nhà cũ năm gian dựng trên miếng đất công rộng 4 sào 14 thước, cấp cho một mẫu chín sào ruộng và trích quỹ nghĩa tình thương hai trăm quan để ông làm tiệc mừng. Ông Sắc chỉ xin nhận nhà và đất. Tiền quỹ nghĩa thương của làng, ông chỉ xin mười đồng mua trầu cau thết bà con dân làng, số còn lại ông nhờ chia cho bà con nghèo khổ trong làng. Theo lệnh triều đình, ông trở vào kinh chờ bổ nhiệm. Nhưng không lâu sau, ông cáo bệnh để xin về quê.

Nhận lời mời của bà con, ông Sắc cùng hai con trai đến làng Võ Liệt (Thanh Chương) mở lớp dạy học. Ông thường đi đó đây, tìm các danh sĩ để bàn việc nước. Sau khi ông Phan Châu Trinh Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quí Cáp vào Nam vận động phong trào Duy Tân và ông Phan Bội Châu cùng vào Nam vận động phong trào Đông Du, ông Sắc không dạy học nữa, tìm gặp các nhân sĩ yêu nước. Vấn đề ông thường bàn luận là tại sao những cuộc kháng chiến của Nguyễn Xuân Ôn, Phan Đình Phùng, Nguyễn Thiện Thuật rất sôi nổi oanh liệt, nhưng rồi lần lượt đều thất bại, làm thế nào để đánh đuổi Pháp thắng lợi?
Một số hồ sơ, văn bản của Mật thám Pháp
Một số hồ sơ, văn bản của Mật thám Pháp

Với suy nghĩ “muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, muốn hiểu Pháp thì phải học chữ Pháp”, nên vào năm 1905, ông cho hai con trai vào học trường Pháp Việt ở Vinh.
Sách ngữ vựng cụ Nguyễn Sinh Sắc đã sử dụng để tự học tiếng Pháp
Sách ngữ vựng cụ Sắc đã sử dụng để tự học tiếng Pháp

Năm 1906, cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc bị buộc phải ra làm quan nhận chức Thừa biện Bộ Lễ, rồi Tri phủ lĩnh nhiệm tri huyện Bình Khê (Bình Định). Cụ Sắc thường bênh vực, giúp đỡ dân nghèo, người thiếu thuế, chống thuế bị giam cầm, trừng trị bọn cường hào, trong đó có tên Tạ Đức Quang… Do đó cụ bị cắt chức vào năm 1910.

Tháng 6 năm 1906, không thể cưỡng lệnh triều đình, ông nhận chức Thừa Biện Bộ Lễ, trông coi việc học hành ở Quốc Tử Giám. Ông đưa hai con vào học trường Đông Ba (Trường Tiểu học Pháp Việt tỉnh Thừa Thiên), rồi sau đó vào trường Quốc Học.

Ngao ngán chốn quan trường, ông Sắc thường tìm đến những người có tâm huyết để hàn huyên tâm sự, như: Quan Biện tu Phạm Khắc Doãn ở Quốc Sử Quán, quan Thượng thư Đào Tấn ở Bộ Hình, quan Biện Trương Gia Mô ở Bộ Công, giáo sư Lê Văn Hiển ở trường Quốc học… Nghĩ về chốn quan trường ông nói:”Quan trường thị nô lệ trung chi nô lệ hựu nô lệ” (nghĩa là quan trường là nô lệ trong đám người nô lệ lại càng nô lệ hơn)
Hai câu thơ nổi tiếng của cụ Nguyễn Sinh Sắc nói về chốn quan trường
Hai câu thơ nổi tiếng của cụ Sắc nói về chốn quan trường

Ngày 29-5-1909, ông Nguyễn Sinh Sắc được bổ nhiệm chức Tri phủ huyện Bình Khê – Bình Định một huyện nhỏ ở miền núi. Ở đây ông Sắc ít có ở công đường, thường đi thăm dân. Bọn hào, lý quen thói nịnh bợ, mang quà cáp đến biếu xén đều bị ông đuổi ra. Nông dân tranh chấp ruộng đất kéo nhau đến huyện đường kiện tụng, ông khuyên họ tìm cách tự hoà giải. 


Ông thường nói:”Nước mất không lo, lo tranh nhau cái bờ”, Nhân dân quanh huyện lỵ Đồng Phó thường nói với nhau: “Chưa hồi nào ở huyện ta có được một ông quan thanh liêm, bình dân và lại thương dân nghèo như ông huyện Sắc” Ông Sắc rất căm ghét bọn cường hào ác bá và ông đã trừng trị tên Tạ Đức Quang. Vì vụ án đó, triều đình ra lệnh cách chức và triệu hồi ông về kinh chờ ngày xét xử. Trước sự lo lắng của Nguyễn Sinh Cung – ông bình thản cười nói: ”Đây là cơ hội để cha không làm quan nữa”.

Ngày 19-5-1910 Hội đồng Nhiếp chánh triều đình Huế họp xét xử vụ án Tạ Đức Quang đã buộc ông vào tội “lạm quyền” và tuyên án: Phạt 100 trượng, sau đổi thành giáng 4 cấp và thải hồi.

Ngày 23/9/1910, Bộ Hình có tờ tấu xin cho Bộ Lại “Cải bổ kinh chức” Nhưng ông không chờ “Cải bổ kinh chức” để tiếp tục làm quan mà lên đường vào Nam, lo cho Nguyễn Sinh Cung (Nguyễn Tất Thành) ra đi tìm đường cứu nước.

Sách Quốc triều khoa bảng lục
1- Sách Quốc triều khoa bảng lục, danh sách các nho sinh đỗ đạt các kỳ thi Hội Triều Nguyễn
Cụ Phan Châu Trinh (1872-1926) ông Đỗ Phó bảng cùng khoa Tân Sửu
2- Cụ Phan Châu Trinh (1872-1926) ông Đỗ Phó bảng cùng khoa Tân Sửu và là nhà chí sĩ yêu nước có quan hệ mật thiết với cụ Nguyễn Sinh Sắc.

3- Cụ Phan Bội Châu - Phan Văn San (1867-1940). Lãnh đạo phong trào Đông Du, là thành viên trong nhóm Nam Đàn tứ Hồ
 
Ngày 26/2/1911, từ Phan Thiết cụ Nguyễn Sinh Sắc vào Sài Gòn, rồi cùng Nguyễn Tất Thành xuống Mỹ Tho gặp cụ Phan Châu Trinh, đang bị thực dân Pháp chỉ định cư trí (an trí) ở đây, để bàn bạc tìm cách cho Nguyễn Tất Thành sang Pháp.

Sau nhiều năm mất tin tức, cụ Sắc nhận được tin Nguyễn Tất Thành là Nguyễn Ái Quốc, niềm hy vọng được khơi dậy, cụ ra bờ sông Sài Gòn nơi Nguyễn Tất Thành ra đi tìm đường cứu nước
Chùa Giồng Thành, tỉnh An Giang nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động 1928-1929
Chùa Giồng Thành, tỉnh An Giang nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc đến hoạt động 1928-1929

1- Một số thư của cụ Sắc gởi sang Campuchia
Những trang kinh Lăng nghiêm có bút tích của Cụ Nguyễn Sinh Sắc
2- Những trang kinh Lăng nghiêm có bút tích của Cụ Sắc
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày
3- Bản dịch sang tiếng Pháp, chứng nhận tín đồ Nhật Sắc của chùa Sùng Phước

Năm 1928, cụ Nguyễn Sinh Sắc từ Sài Gòn xuống Cao Lãnh ở nhà ông Năm Giáo, Hai cụ Lê Văn Đảng và Nguyễn Sinh Sắc đều tán thành và hỗ trợ hoạt động của tổ chức Việt Nam Thanh Niên Cách Mạng đồng chí Hội ở địa phương, đồng thời tìm cách vận động thanh niên tham gia tổ chức này. Nhóm thanh niên yêu nước, đứng đầu là Phạm Hữu Lầu, có cả Lưu Kim Phong thường tiếp xúc với cụ Sắc. 
Cụ Sắc khuyên họ: “Mấy cậu là niềm hy vọng của tôi, là tương lai của Tổ quốc. Ngày nay, nước mất nhà tan, chúng ta phải đứng lên góp sức đập phá xiềng gông nô lệ, không nên nai lưng lòn cúi, run sợ trước cường quyền”.

Năm 1927, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở khi về Cao Lãnh
Năm 1927, nơi cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ở khi về Cao Lãnh
Hoạt động của hai cụ góp phần cùng nhóm Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội đưa nhân dân Cao Lãnh bước vào một thời kỳ mới, thời kỳ chuyển tiếp giữa chủ nghĩa yêu nước với việc hình thành một bộ phận tiền thân của chính đảng cách mạng ở địa phương.
Tiệm thuốc Hằng An Đường
Tiệm thuốc Hằng An Đường
Nơi cụ Nguyễn Sinh Sắc hàng ngày kê toa hốt thuốc trị bệnh cho dân tại Cao Lãnh vào năm 1927-1929
Những hiện vật của cụ Sắc đã sử dụng trong thời gian ở làng Hoà An, Cao Lãnh
Những hiện vật của cụ Sắc đã sử dụng trong thời gian ở làng Hoà An, Cao Lãnh
Ghi chú: 1- Lồng đèn, 2- Hộp thuốc, 3- Cối đâm thuốc, 4- Bàn tán thuốc, 5- Mục liễu
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày
Cụ Sắc đã dùng (1) (2) xem địa lý, sử dụng (3) để bào chế thuốc trị bệnh cho nhân dân
Ghi chú: 1- Ảnh la bàn, 2- Quyển sách xem địa lý, 3- Thanh quế khâu, 4- Tiền xu của cụ Sắc
Cụ Nguyễn Sinh Sắc trị bệnh cho cụ Nguyễn Quang Diêu tại nhà cụ Võ Hoành
Cụ Nguyễn Sinh Sắc trị bệnh cho cụ Nguyễn Quang Diêu tại nhà cụ Võ Hoành
Nhân dân Hoà An chăm sóc cụ Nguyễn Sinh Sắc khi lâm bệnh nặng
Nhân dân Hoà An chăm sóc cụ Sắc khi lâm bệnh nặng
Cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc mất vào đêm 26 rạng sáng ngày 27/11/1929 nhầm ngày 26-27/10 năm Kỷ Tỵ, tại Hoà An, Cao Lãnh, hưởng thọ 67 tuổi.
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày
Nhân dân Hoà An đổ nắm mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc trong sự rình rập theo dõi của địch
Nhân dân Hoà An làm lễ tang cho cụ Sắc

Nhân dân Hoà An làm lễ tang cho cụ Sắc
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày
 ]
Chú thích: 
1- Phái đoàn dân quân chánh tỉnh Sa Đéc viếng Lăng cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc ngày đầu giải phóng 15/5/1975

2- Phái đoàn quân dân chánh huyện Cao Lãnh tổ chức rước ảnh Bác Hồ vào viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc nhân ngày sinh nhật Bác 19/5/1975
Dinh tỉnh trưởng tỉnh Kiến Phong (nơi họp bàn di dời mộ cụ Sắc 1958)
Dinh tỉnh trưởng tỉnh Kiến Phong (nơi họp bàn di dời mộ cụ Sắc 1958)
Ngôi mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào tháng 7/1975
Ngôi mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc vào tháng 7/1975
Lưỡi cưa sắt, bàn chải sắt nhân dân Hoà An đã sử dụng  trong việc sơn quét tu bổ mộ cụ Sắc
Lưỡi cưa sắt, bàn chải sắt nhân dân Hoà An đã sử dụng
 trong việc sơn quét tu bổ mộ cụ Sắc


Nhân dân Hoà An, Cao Lãnh đấu tranh bảo vệ mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc
Nhân dân Hoà An, Cao Lãnh đấu tranh bảo vệ mộ cụ Nguyễn Sinh Sắc
Văn bản phê duyệt chấp thuận dự án "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị  lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc"
Văn bản phê duyệt chấp thuận dự án "Bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị
lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc"

Lễ khánh thành Khu Di tích lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc 13/02/1977
Lễ khánh thành Khu Di tích lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc 13/02/1977
Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc | Nhà trưng bày

1- Đ/c Nguyễn Hữu Thọ - Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đến dự và cắt băng khánh thành Lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc ngày 13/02/1977

2- Khánh thành công trình bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Khu di tích lăng cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, ngày 02 tháng 12 năm 2010

Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
Bằng công nhận Di tích Lịch sử - Văn hoá mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc


Cụ Phó Bảng Huy Tạ Thế

Cụ phó bảng Nguyễn Sinh Huy, ở Sài Gòn đây chẳng mấy người là không biết. Cụ mới mất ở Cao Lãnh.

Cụ phó bảng Huy, nguyên làm quan ở Huế, gần hai mươi mấy năm nay, cụ bỏ quan mà vào Nam Kỳ rồi ở luôn trong nầy.

Ở đất này hai mươi năm cụ chỉ làm thuốc bắc, mà cũng không phải làm như các nhà nghề, vì cụ không có ý kiếm tiền. Thường thấy cụ ăn mặc rất là đơn sơ, thung dung đi bộ trong các đường phố Sài Gòn, ra cách khoan thai tự tâm đắc lắm. Biết bao nhiêu người quen với cụ mà đối với ai cụ cũng tử tế hết, song tưởng chẳng mấy ai biết cụ thật là người gì?

Cụ là người gì mà thình lình bỏ quan không làm, ra thân đi trôi nổi như vậy?
Là người gì mà khi không bỏ lún một cái gia đình, cha đi đằng cha, con trai đi đằng con trai, con gái đi đằng con gái?

Là người gì mà chẳng tham tiền, chẳng thích ăn mặc sung sướng, hễ mấy nhà phú quý mời về được một bữa rồi cũng bỏ mà đi?

Là người gì mà trong khi gia đình tan hoang, con cái đi hết, một thân già lưu lạc đất khách quê người mà vẫn coi như không, chẳng hề buồn, cũng chẳng hề than thở với ai một lời?

Cụ phó bảng Huy là người gì?

…Cụ thiệt là một người dân… Cụ chết đi thiệt là một cái tiêu biểu làm dân. Chúng tôi xin có câu đối viếng, cụ có linh thì nhận cho:

“Bần tiện một đời, mương rãnh há quên lòng chí sĩ
Âu ca bốn mặt, bờ sông còn vắng tiếng âu – ca”

Trích: Số báo 277 – Thứ hai ngày 23/12/1929, báo Thần Chung
Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post