Những Bệnh Thường Gặp Của Poodle

Những Bệnh Thường Gặp Của Poodle
Poodle là loài thú kiểng có tình trạng sức khỏe không tốt và không phù hợp với khí hậu nước ta nên thường xuyên bị mắc bệnh. Chi phí y tế bỏ ra hàng năm có khi còn lớn hơn số tiền bạn đón cún về. Nắm bắt được những triệu bệnh thường gặp ở Poodle, sẽ giúp người nuôi biết cách phòng tránh và chăm sóc những bé cún lông xù khỏe mạnh hơn.

Bài viết dưới đây sẽ liệt kê một số bệnh hay gặp ở con thú kiểng nhỏ Poodle.

Poodle bị bệnh Care

Care là căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đối với loài thú cảnh. Không chỉ Poodle mà tất cả những con thú kiểng chưa tiêm phòng đều có nguy cơ mắc phải chúng. Bệnh chưa có thuốc đặc trị, tỷ lệ khiến con Poodle tử vong cao: 80-90%.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh Care xuất hiện nhiều khi có sự thay đổi của thời tiết, đặc biệt khi trời mưa nhiều, độ ẩm cao sẽ là môi trường thuận lợi cho virus Care sinh sôi và xâm nhập vào cơ thể Poodle. Những con Poodle con từ 2-12 tuần tuổi với sức đề kháng kém sẽ trở thành mục tiêu tấn công của loại virus này.

Triệu chứng của bệnh

Hầu hết dòng Poodle khi mắc bệnh Care đều xuất hiện triệu chứng đầu tiên là sốt cao từ 39-42 độ C. Hệ hô hấp bị viêm nhiễm nghiêm trọng với các triệu chứng: Ho kéo dài, chảy nước mũi, mắt sưng húp và có dịch nhầy chảy ra. Lâu dần, cún bị khó thở, khò khè do bị viêm phổi cấp.
 
Sau hệ hô hấp, cơ quan tiêu hóa sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của virus Care. Lúc này, các triệu chứng trên xuất hiện kèm theo nôn mửa liên tục, tiêu chảy ra máu dẫn đến kiệt sức vì mất nước. Nếu không tinh ý, người nuôi có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của bệnh viêm đường ruột.
 
Khi virus Care tấn công đến hệ thần kinh sẽ kèm theo những biểu hiện như: Run rẩy, lên cơn co giật, chảy nước dãi, không đi lại được. Trên bề mặt da của cún cũng bắt đầu xuất hiện những nốt mụn mủ to. Đây là những biểu hiện cuối, tức là con Poodle đang trong tình trạng cực kỳ nguy hiểm.

Cách nào phòng tránh

  • Bệnh Care chưa có thuốc đặc trị nên tiêm phòng là cách duy nhất để phòng tránh chúng. Nên bắt đầu tiêm phòng khi Poodle đủ 3 tháng tuổi bằng vaccine phòng bệnh Care (VN) hoặc dùng vaccine DHPPi + L (Hà lan): Phòng cùng lúc 5 bệnh Carê, Viêm gan truyền nhiễm, Parvovirus, Phó cúm, Lepto.
  • Vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi, nơi ở của Poodle, tránh để tình trạng ẩm ướt nấm mốc.
  • Chế độ dinh dưỡng cần khoa học để tăng sức đề kháng cho Poodle chống lại bệnh.

Poodle bị bệnh nấm da

Tác nhân gây bệnh

Bộ lông của Poodle mọc rất dày và rậm rạp. Đây chính là nơi trú ẩn lý tưởng của các loại ký sinh trùng trên da như: Bọ chét, ve chó, rận. Sau khi ký sinh, chúng sẽ hút máu để sinh sản, gây nên tình trạng lở loét, bệnh ghẻ và nấm trên da.

Một tác nhân khác cũng có thể do quá trình cắt tỉa lông làm da của con Poodle bị tổn thương và không chữa trị kịp thời dẫn đến nhiễm trùng trên da, nặng có thể dẫn đến hoại tử.

Các bạn cũng biết, với bộ lông xù nhỏ, việc chăm sóc và giữ vệ sinh cho lông sạch và khô cho Poodle là một điều hết sức khó khăn. Nếu không biết cách nuôi con Poodle rất dễ bị bệnh nấm vảy gàu với triệu chứng là xuất hiện nhiều vảy gầu trắng ở dưới lớp lông xoăn tít. Và hầu hết loài thú kiểng với bộ lông xù đều mắc chứng bệnh này.

Triệu chứng của bệnh

Biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm da là cún cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Những con Poodle mắc bệnh sẽ liên tục gặm nhấm, cào cấu, bứt lông. Vùng da bị viêm sẽ có dấu hiệu chảy mủ, đóng vảy và vón thành cục trên lông.
 
Viêm da cũng là tác nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng rụng lông ở chó. Nếu bạn thấy xuất hiện Poodle rụng lông quá nhiều thì hãy lập tức kiểm tra bề mặt da để phát hiện bệnh kịp thời.

Cách nào phòng tránh 

  • Thường xuyên kiểm tra tình trạng da của Poodle để có những phát hiện kịp thời.
  • Tắm gội và vệ sinh cơ thể cún sạch sẽ. Nếu lông của Poodle có tình trạng ẩm ướt thì nên sấy khô ngay lập tức, không để vi khuẩn trên da có cơ hội phát triển.
  • Nếu tác nhân viêm da là do các loại ký sinh trùng thì bạn nên cắt tỉa lông cún gọn gàng. Vì bộ lông rậm rạp của Poodle chính là nơi bọ chét, rận ưa thích nhất.
  • Giữ cho nơi ở và nguồn thức ăn, nước uống thật sạch sẽ để ngăn ngừa sự lây lan của các loại ký sinh trùng và vi khuẩn trên da.

Poodle bị bệnh rụng nhiều lông

Như mọi người đều biết, có nhiều tác nhân khiến Poodle bị rụng lông. Nếu sợ Poodle bị rụng lông, thì việc chải lông cho con Poodle hàng ngày là việc làm rất cần thiết.

Do thiếu dinh dưỡng: Nếu thiếu protein, vitamin cơ thể con Poodle con sẽ không đủ protein cần thiết để nuôi dưỡng lông. Thiếu protein, dưỡng chất và chế độ chăm sóc hợp lý… sẽ dẫn đến hiện tượng rụng lông.

Các bệnh về da như nấm, viêm da, ghẻ của con Poodle: đều sẽ dẫn đến hiện tượng rụng lông. Nếu chú cún bị bệnh giun móc sẽ gầy, kết mạc nhợt nhạt, lông thô rối và không sáng bóng dễ bị đứt gãy. Phần lưng sẽ xuất hiện những mảng lông rụng, lộ da, trên da sẽ có mụn. 

Poodle bị bệnh ho cũi

Poodle là một loại lông xù và ai cũng nghĩ rằng Poodle chịu lạnh rất tốt. Tuy nhiên thì điều đó lại hoàn toàn trái ngược. Khả năng chịu lạnh của con Poodle tương đối kém. Từ đó rất dễ làm chú chó bị sốc nhiệt.. Chúng nó thường bị mắc chứng bệnh ho hay còn gọi là ho cũi.

Cũng giống như ở người, các biểu hiện về ho cho thấy cơ quan hô hấp và phế quản có vấn đề bất thường. Nếu trước đó Poodle bị cảm nhưng không kịp điều trị cũng có khả năng dẫn đến viêm phế quản hoặc viêm phổi.

Khi các bạn phát hiện ra Poodle có biểu hiện ho. Các biểu hiện về ho cho thấy cơ quan hô hấp và phế quản của con thú cảnh có vấn đề bất thường. Nếu bị ho nghiêm trọng hơn, có khả năng bị bệnh suyễn. Nếu hít vật lạ vào, khi ho sẽ rất đau đớn. Khi bị mắc những bệnh truyền nhiễm viêm phế quản cũng sẽ ho.

Ho cũi – tên gọi khác của bệnh viêm khí quản, phế quản truyền nhiễm. Đây là một loại bệnh hô hấp thường gặp ở dòng thú kiểng. Mà chú chó nào cũng có thể bị nhiễm bệnh ít nhất 1 lần trong đời. Căn bệnh này không nguy hiểm nhưng nếu không được chữa trị kịp thời, tính mạng của Poodle cũng sẽ bị đe dọa.

Xem thêm: “Những căn bệnh thường gặp ở Chow chow”   

Tác nhân gây bệnh

Bệnh ho cũi xuất hiện nhiều nhất ở Poodle dưới 6 tháng tuổi khi nhiệt độ môi trường thay đổi đột ngột. Nhất là những con Poodle mới nhập khẩu từ nước ngoài về chưa thích ứng kịp với khí hậu nước ta thì khả năng bị bệnh càng cao. Hoặc do Poodle con tiếp xúc với những cá thể khác đang chứa mầm bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Trường hợp nhẹ: Những chú cún sẽ xuất hiện những biểu hiện như: Ho khan kéo dài, tiếng ho to và kéo dài như tiếng ngỗng kêu, chảy nước mũi, mắt ửng đỏ,… Các dấu hiệu này có thể kéo dài vài tuần và dần trở nặng hơn nếu không được chữa trị kịp thời.
 
Ở những trường hợp nặng hơn, các triệu chứng diễn biến rất phức tạp: Bỏ ăn, sốt, ho nặng nề hơn, khó thở,… thậm chí cún có thể bị bất tỉnh. Trường hợp này chỉ xảy ra với những con Poodle chưa được tiêm phòng hay bị suy giảm hệ miễn dịch.

Cách nào phòng tránh

Cách phòng tránh bệnh ho cũi tốt nhất ở bé cún là tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ. Các loại vaccine sẽ có tác dụng phòng bệnh trong vòng 12 tháng. Bạn có thể dẫn cún đi tiêm lặp lại đều đặn hàng năm.
Ngoài ra, bạn cũng nên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho Poodle. Tránh để cún bị lây nhiễm từ những cá thể đang mang mầm bệnh.

Poodle bị bệnh viêm đường ruột cấp

Những loài thú kiểng với kích thước nhỏ như: Poodle, phốc sóc, nhật,… rất dễ mắc bệnh đường ruột bởi hệ tiêu hóa của chúng không được tốt. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không chữa trị kịp thời, Poodle không hấp thụ được thức ăn sẽ dẫn đến chậm lớn, cơ thể còi cọc, ốm yếu. Bệnh nặng sẽ gây tiêu chảy mất nước, dần dần kiệt sức dẫn đến tử vong.

Tác nhân gây bệnh

Có 3 tác nhân chính gây nên bệnh đường ruột cấp ở Poodle như sau:
  • Do giun móc (Ancylostoma caninum): Các loại giun móc thường xuất hiện ở vách ruột non với những móc nhọn cắm vào thành ruột. Chúng kí sinh và hút máu, tạo ra những tổn thương gây xuất huyết niêm mạc ruột dẫn đến bệnh viêm ruột cấp ở Poodle.
  • Do virus: Virus là tác nhân gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm ở loài thú cảnh, điển hình là với dòng Poodle, nhất là 2 loại virus gây bệnh đường ruột Parvo và Care.. Những chú chó bị mắc 2 loại bệnh này có tỉ lệ tử vong rất cao ở khoảng 80-90%.
  • Do vi khuẩn: Poodle ăn và uống nước bẩn mất vệ sinh, chứa các loại vi khuẩn nguy hiểm như: E Coli, Clostridium, Salmonella,… Vi khuẩn khi xâm nhập cơ thể sẽ phát triển trong niêm mạc ruột gây nên bệnh đường ruột cấp ở Poodle.
Thức ăn mất vệ sinh là một trong những yếu tố khiến cún Poodle bị bệnh.

Triệu chứng của bệnh

Những biểu hiện đầu tiên của bệnh viêm đường ruột cấp ở dòng Poodle là:
  • Biểu hiện đầu tiên là cún bỏ ăn. Lâu dần, dẫn đến sốt cao 38-39 độ C kèm theo nôn mửa và tiêu chảy nặng. Phân của Poodle bị bệnh có màu xám đen, loãng và mùi rất tanh.
  • Nếu bệnh đã kéo dài nhiều ngày, Poodle sẽ có những biểu hiện: Bụng thóp, mắt lờ đờ, đi không vững,… Poodle nôn mửa và tiêu chảy liên tục sẽ dẫn đến tình trạng mất nước. Nếu không được bổ sung nước kịp thời có thể nguy hiểm đến tính mạng.
  • Đến khi Poodle có những biểu hiện nặng của bệnh như: Kiệt sức nằm một chỗ, đi ngoài ra máu, thân nhiệt hạ thấp,… thì 80-90% là không thể chữa trị.

Cách nào phòng tránh

Nếu muốn Poodle không mắc phải bệnh viêm ruột, người nuôi cần tìm hiểu rõ tác nhân để có cách phòng tránh hợp lý:
  • Nếu tác nhân là do vi khuẩn thì nhớ cho con Poodle ăn sạch uống nước sôi, thức ăn phải nấu chín. Bạn tuyệt đối không được cho cún ăn thịt sống hay trứng sống. Bát ăn, khay uống của Poodle nên được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Với thức ăn thừa, ôi thiu, hết hạn sử dụng, bạn cần đổ hết đi và tránh để cún con ăn rác thải hay uống nước bẩn.
  • Tác nhân là do giun móc thì nên thực hiện tẩy giun định kỳ cho Poodle khoảng 2-3 tháng một lần.
  • Nếu tác nhân là do virus Care hoặc Pravo thì chỉ có cách tiêm phòng vaccine đầy đủ mới có thể phòng tránh chúng.
ST - Tham khảo

Post a Comment

Previous Post Next Post