Làm gì khi Pug Bị Béo Phì

Làm gì khi Pug Bị Béo Phì
Pug mặt xệ là giống chó có kích thước cơ thể ngắn lùn và có nguy cơ bị béo phì cao. Nếu tình trạng tăng cân của chúng diễn ra quá mức, Pug sẽ mắc nhiều căn bệnh và ảnh hưởng rất lớn tới số tuổi thọ. Chắc hẳn ai cũng biết rằng, bệnh béo phì có ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ và tuổi thọ.

Lý do Pug bị béo phì?

Pug háu ăn, không kén ăn và ăn hết tất cả những gì bạn cho vào đĩa thức ăn của chúng. Do đó nếu không kiểm soát, Pug sẽ tăng cân một cách nhanh chóng. Ngoài ra, cơ địa của Pug vốn đã dễ tăng cân hơn so với các dòng cảnh khuyển khác.

Bên cạnh đó, một yếu tố nữa ảnh hưởng rất lớn đến việc tích trữ mỡ thừa đó là: giống cảnh khuyển chân ngắn này lười vận động, không thích vận động và thích nằm ngủ một chỗ. Điều đó khiến cho năng lượng được nạp vào cơ thể không bị tiêu hao bớt trong quá trình vận động khiến Pug bị béo phì.

Làm cách nào kiểm tra Pug đang bị thừa cân?

Những cách giúp bạn nhận ra cún cưng Pug mặt xệ đang trong tình trạng thừa cân, béo phì:

Dùng tay không sờ ở mấu xương sườn, xương ức của Pug xem có thấy hay không?

Có thể xác định rõ vòng eo của cún hay không? (Nghĩa là vòng bụng có đủ độ hóp để phân biệt với các phần khác như ngực và hông hay không?)

Một bé Pug sở hữu thân hình cân đối chỉ có lớp mỡ mỏng bao phủ xương sườn. Chỉ với tay không, bạn có thể dễ dàng cảm nhận và đếm từng chiếc xương sườn và lớp đệm mềm mại bên ngoài.
Nếu việc cảm nhận xương sườn trở nên khó khăn, chắc hẳn Pug mặt xệ đang có quá nhiều chất béo. Vòng eo của Pug có đôi chút khác biệt so với các giống khác. Tuy nhiên, một bé Pug khỏe mạnh vẫn thường có phần eo nhỏ.

Hội chứng gây cản trở đường thở ở Pug

Pug là giống cảnh khuyển mặt xệ với cơ thể nhỏ nhắn, thân hình to mập. Ngay từ lúc mới sinh, những anh bạn này đã gặp phải một hội chứng gây cản trở đường thở có tên là Brachycephalic (BAS).

Những khiếm khuyết về đường thở này có liên quan như thế nào đến cân nặng của Pug? Rất đơn giản: Pug có cân nặng càng lớn thì việc thở sẽ càng khó khăn. Những bé cún bị thừa cân, béo phì quá mức thì lượng oxy cần thiết nhận được lại càng ít.

Ngoài ra, cân nặng dư thừa còn khiến giống cảnh khuyển này gặp nhiều vấn đề khác như:
 
Dễ bị stress vào mùa hè: Chó là loài động vật không có tuyến mồ hôi, chúng thải nhiệt chủ yếu qua hơi thở, lưỡi và gan bàn chân. Khi cún quá mập, việc thở của cún bị hạn chế khiến cho khả năng thải nhiệt của cún giảm xuống gây khó chịu, stress cho cún khi thời tiết khô nóng, nhiệt độ cao.
Áp lực cân nặng lớn tác động lên khớp dễ gây các bệnh viêm khớp.
 
Cơ thể cún dễ bị các bệnh như tiểu đường hoặc bệnh gan nhiễm mỡ do cân nặng tác động đến việc chuyển hoá, đào thải các chất cũng như hoạt động của các cơ quan trong cơ thể.
Ngấn mỡ dư thừa khiến các nếp nhăn hằn sâu, khó vệ sinh, dễ bị bẩn và trở thành nơi trú ngụ thích hợp của các vi khuẩn gây bệnh viêm da.

Xem thêm: “Tính cách Bully, phân biệt Bully vs Pitbull” 

Làm cách nào để Pug không bị béo phì?

Chìa khóa để giúp Pug không bị béo phì là chính bạn phải lên kế hoạch hợp lý cho từng bữa ăn của cún cưng, bạn có thể thực hiện lần lượt theo từng bước hướng dẫn sau.
  • Bước 1: Ước tính tình trạng cơ thể của cún cưng
  • Bước 2: Cân pug để xác định chính xác trọng lượng
  • Bước 3: Đưa ra trọng lượng lý tưởng
    • Dựa vào chiều cao, độ tuổi,… đưa ra trọng lượng cơ thể lý tưởng. Ở bước này, bạn nên nhờ đến bác sĩ thú y để xác định chuân nhất.
  • Bước 4: Đưa ra kế hoạch giảm cân thực tế
    • Bạn cần nhờ bác sĩ tính toán và đưa ra lượng calo cần thiết cho cơ thể của mỗi bé Pug. Từ đây, tạo ra một danh sách những loại thực phẩm nên và không nên cho cún ăn. Và bạn cũng cần nhớ, mỗi bé cún có sở thích không giống nhau. Do đó, hãy theo dõi và thay đổi bữa ăn sao cho cún cảm thấy thoải mái và không nhàm chán với chế độ giảm cân.
    • Khi Pug đã đạt được trọng lượng mục tiêu, trong 1 năm đầu, bạn nên tiếp tục theo dõi cân nặng thay đổi hàng tháng. Sau 1 năm ổn định cân nặng, tiếp tục theo dõi và duy trì chế độ ăn hợp lý đồng thời theo dõi cân nặng 3 tháng 1 lần.
  • Bước 5: Áp dụng chế độ ăn đã được đề ra
    • Trong quá trình giảm cân, bạn không cần quá cấp thiết để đảm bảo an toàn sức khoẻ cún cưng. An toàn nhất là việc Pug giảm được 1% trọng lượng cơ thể sau mỗi tuần. Giảm nhiều hơn chưa chắc đã tốt vì có thể khiến cún bị tiêu giảm cơ bắp, mất sức, mệt mỏi, stress.
  • Bước 6: Tiếp tục theo dõi cân nặng thường xuyên
    • Trong một số trường hợp, có những bé Pug sẽ giảm cân chậm và khó hơn do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cản trở hoạt động trao đổi chất, tiêu hao mỡ thừa. Khi đó, bạn hãy đưa các bé đi xét nghiệm máu, tìm ra yếu tố cản trở cũng như loại trừ các vấn đề sức khỏe ảnh hưởng xấu đến Pug mặt xệ.
Ngoài ra, bạn không nên cho cún ăn nhiều đồ ăn vặt khi chưa đến bữa chính. Việc bạn dễ dãi trong việc cho Pug ăn bất cứ lúc nào sẽ khiến cún dễ dàng tăng cân. Điều quan trọng là bạn cần luôn đảm bảo khẩu phần ăn hợp lý. Giống chó Pug mặt xệ này cần bạn thường xuyên theo dõi cân nặng. Từ chỉ số cơ thể và tốc độ phát triển đã theo dõi được, bạn có thể điều chỉnh lượng thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng, phát triển của thú cưng.

ST - Tham khảo

Post a Comment

Previous Post Next Post