Gâu Đần: Những Bệnh Thường Gặp

Nếu đang muốn nuôi một con Gâu đần, bạn nên biết được triệu chứng và những vấn đề sức khỏe hay gặp của nó. Sau đây là một vài liệt kê về tác nhân và triệu chứng gây một số căn bệnh thường gặp ở dòng thú kiểng này.

Gâu đần bị bệnh ghẻ ngoài da

Ghẻ ngoài da là căn bệnh hay gặp ở những giống cảnh khuyển lông dài như Golden Retriever. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe bé cún. Nếu không chữa trị kịp thời có thể gây ra một số biến chứng nguy hiểm như: Viêm gan, nhiễm trùng da, gầy gò, ốm yếu,…
Gâu Đần: Những Bệnh Thường Gặp
Bệnh ghẻ ngoài da được chia thành hai loại là: Cái ghẻ và Ghẻ Demodex. Trong đó, ghẻ Demodex nguy hiểm và khó chữa hơn rất nhiều.

Tác nhân gây bệnh

Bệnh ghẻ ngoài da thường do ký sinh trùng sống trên lông, da và tai gây nên. Mỗi loại ghẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau, cụ thể như sau:

Vi khuẩn ghẻ ký sinh trên da và ăn sâu vào trong da loại thú cảnh Golden, chúng đào hang và đẻ trứng bên trong da, gây ngứa ngáy khó chịu. Loại ghẻ này không quá nguy hiểm, nếu chữa trị đúng cách Gâu đần có thể khỏi hoàn toàn mà không để lại di chứng gì. Bệnh để lâu có thể gây chảy mủ trên da, nhiễm trùng da, hoại tử,…

Bệnh ghẻ Sarcoptes có thể lây từ cún sang người nếu tiếp xúc da thịt trực tiếp. Sarcoptic lây truyền sang da người và gây nên những nốt sưng đỏ tấy, cực kỳ ngứa, sau một vài ngày bôi thuốc có thể tự khỏi. Nhiều người hay nhầm lẫn với vết muỗi đốt và bỏ qua.

Ghẻ Demodex gây nên bởi ghẻ Demodex Canis ký sinh trên da. Loại ghẻ này đào tổ và trú ẩn sâu trong da nên rất khó chữa tận gốc. Ghẻ Demodex Canis đào hang kinh sinh ở sâu trong da con gâu đần. Chúng hút chất dinh dưỡng khiến Golden ngày càng gầy gò, ốm yếu. Những con Gâu đần mắc bệnh ghẻ Demodex thường bốc mùi hôi rất khó chịu, các mảng lông rụng dần và trụi hoàn toàn nếu không được chữa trị kịp thời.

Bệnh ghẻ Demodex không lây từ cún sang người.

Triệu chứng nhận biết bệnh

Những vị trí trên cơ thể của Golden hay bị ghẻ nhất thường là: Khuỷu chân, bụng, kẽ sau tai, gần hậu môn, xung quanh mắt, sống mũi… Đa phần là ở những vùng da mỏng. Dấu hiệu đầu tiên bạn có thể nhận thấy ở con Gâu đần bị ghẻ là chúng gãi rất nhiều. Triệu chứng nhận biết bệnh:
  • Ngứa: Đây là biểu hiện dễ dàng nhận biết nhất. Những chú cún Golden sẽ dùng chân gãi người liên tục hoặc cọ, chà xát cơ thể xuống mặt đất để giảm ngứa, cún ngứa trong nhiều ngày không có dấu hiệu khỏi.
  • Rụng lông: Lông của Golden rụng thành từng mảng lớn để lộ rõ lớp da bên trong. Đây là biểu hiện cho thấy bệnh ghẻ đã lây lan khá nghiêm trọng.
  • Vảy gàu: Sau thời điểm rụng lông, trên da cún bắt đầu xuất hiện nhiều vảy gàu, đóng thành mảng. Ban đầu ướt và chảy mủ, sau dần khô lại và bong tróc.
  • Mụn đỏ ghẻ: Mụn đỏ nhỏ li ti mọc xung quanh cơ thể, tập trung nhiều ở những vùng da lông rụng. Nếu không tinh ý có thể nhầm lẫn với dấu hiệu của bệnh sài sốt Care.
  • Da lở loét: Bệnh ghẻ tiến triển nặng có thể dẫn đến hiện tượng da bị lở loét, chảy mủ, viêm nhiễm nghiêm trọng, thậm chí bị thối rữa.
  • Cơ thể có mùi: Lông bốc mùi hôi là dấu hiệu cho thấy Golden có khả năng đang mắc bệnh ghẻ ngoài da. Cơ thể Gâu đần bốc mùi dù vẫn tắm rửa thường xuyên, mùi hôi thường nồng và rất khó chịu.

Làm cách nào để chữa bệnh ghẻ của Gâu đần?

Dưới đây là cách dân gian:

Do các loại thuốc xịt hay thuốc dạng tiêm thường gây hại cho sức khỏe Golden nên một số bạn thường dùng cách dân gian để trị ghẻ. Các cách này chữa ghẻ rất mất thời gian nhưng tuyệt đối an toàn.
  • Tinh dầu lá bạc hà: Lá bạc hà có tính sát khuẩn cao, lành tính và mát cho da. Bạn sử dụng tinh dầu của lá bạc hà bôi lên những khu vực bị ghẻ. Bôi ít nhất 3 lần/ ngày, sau từ 3-4 tuần các mảng da bị tổn thương sẽ dần hồi phục.
  • Lá đào: Vị chát của lá đào có tính sát khuẩn cao: Bạn chỉ cần đun lá đào với một chút muối trắng, dùng nước đó tắm cho Golden bị ghẻ hoặc dã nhỏ lá đào đắp lên những vùng da bị ghẻ. Thực hiện liên tục mỗi ngày trong 3-4 tuần, bệnh ghẻ sẽ giảm dần.
  • Một số loại lá dân gian khác như: Lá chè tươi, lá đinh lăng, củ riềng, lá xà cừ cũng có tác dụng chữa ghẻ rất tốt dù rất mất thời gian.

Gâu đần bị bệnh viêm phổi

Bệnh viêm phổi thường hay xuất hiện ở những bé Golden từ 6-12 tuần tuổi. Bệnh thường là kế phát của viêm phế quản hoặc di chứng từ các bệnh truyền nhiễm khác như: Care, Parvo, dại,… Bệnh nếu phát hiện và chữa trị kịp thời sẽ không quá nguy hiểm. Nhưng nếu để nặng thì 80-90% Golden sẽ tử vong do ngạt thở. Viêm phổi ở Golden có thời gian ủ bệnh dài nên rất ít khi bị phát hiện nên khó điều trị kịp thời.

Tác nhân gây bệnh

Một số Tác nhân gây bệnh viêm phổi ở Golden được đưa ra như sau:
  • Tác nhân phổ biến là do cún nhiễm phải một số loại virus đường hô hấp và các loại vi khuẩn kế nhiễm như: Pneumococcus, Streptococcus, Klebsiella, Bordesella,… Lúc đầu, các loại virus này xâm nhập qua đường hô hấp gây viêm phế quản nhẹ. Sau lan dần đến các nhu mô phổi làm cho tổ chức phổi yếu đi. Trên cơ sở đó, các loại vi khuẩn, nấm có sẵn ở đường hô hấp sẽ phát triển và gây bệnh viêm phổi, nặng hơn gây hoại tử hoặc sinh mủ trong hệ thống phổi.
  • Do các loại ấu trùng ký sinh trên phế quản như: Filaroides, Actu Strongylus, Paragonimus sinh sôi và nảy nở trong niêm mạc đường hô hấp.
  • Một số loại nấm như: Aspergillus, Histoplasma cũng có khả năng gây ra bệnh viêm phổi ở Golden.

Triệu chứng nhận biết

  • Thời gian đầu nhiễm bệnh, các bé Golden thường xuất hiện tình trạng mệt mỏi, uể oải, bỏ ăn, sốt cao, niêm mạc đỏ do phế quản đang bị tổn thương.
  • Thời gian sau, cún xuất hiện những cơn ho khan, ngày càng nặng. Cơn ho thường xuất hiện nhiều vào ban đêm và sáng sớm.
  • Giai đoạn bệnh nặng, Golden xuất hiện dấu hiệu khó thở, nằm một chỗ, yếu, cố thở nhanh và nông, thiếu oxy trong máu dẫn đến tím tái, sốt cao trên 39 độ C, miệng đỏ sẫm, co giật,… Nếu không điều trị kịp thời, Golden sẽ chết sau vài ngày kể từ khi phát bệnh.
Gâu đần bị Bệnh Đục Thủy Tinh Thể và Glaucoma: Golden Retriever có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến mắt như đục thủy tinh thể ở loài thú cảnh và glaucoma, có thể dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.

Gâu đần bị Chứng Động Kinh: Chứng động kinh ở con gâu đần thường do di truyền, sự rối loạn thần kinh trung ương khiến Gâu đần rơi vào tình trạng co giật. Con Gâu đần bị co giật là triệu chứng nhận biết khi Gâu đần bị Chứng Động Kinh.

Gâu đần mắc bệnh tiêu chảy

Tác nhân gây bệnh

Bệnh tiêu chảy có thể gặp ở bất kỳ giống cảnh khuyển nào với mọi độ tuổi. Đây là bệnh phổ biến ở Golden, đặc biệt là cún nhỏ dưới 6 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của chúng chưa ổn định. Gâu đần mắc bệnh tiêu chảy do nhiều tác nhân khác nhau

Một số Tác nhân gây bệnh được xác định như sau:
  • Do thức ăn: Các loại thức ăn ôi thiu, mốc hỏng, hết hạn sử dụng, nhiều dầu mỡ,… Các loại thực phẩm tươi sống, đồ ăn sẵn, thức ăn đóng hộp cũng rất nguy hiểm cho hệ tiêu hóa của Golden.
  • Do một số bệnh liên quan đến đường ruột: Khi Golden mắc một số bệnh như: Viêm đường ruột, xoắn dạ dày, care, parvo, lepo,… cũng thường xuất hiện triệu chứng tiêu chảy. Việc chữa trị lúc này sẽ gặp khó khăn hơn rất nhiều.
  • Do ngộ độc cấp tính: Golden bị dị ứng hoặc ăn phải các loại động, thực vật có độc gây nên hiện tượng tiêu chảy kèm theo nôn mửa.
  • Một số tác nhân khác cũng có thể khiến Golden bị tiêu chảy như: Stress, thức ăn thay đổi đột ngột, uống nước bẩn, ăn rác thải, túi ni lông,…

Triệu chứng nhận biết

Bệnh tiêu chảy được xác định khi Golden đi ngoài nhiều hơn 3 lần/ngày. Khi đi vệ sinh thì phân lỏng, màu đen, có mùi tanh và có máu nhầy. Bệnh nặng sẽ xuất hiện tình trạng nôn mửa, sốt cao, nằm ì một chỗ, bỏ ăn nhiều bữa. Nếu không chữa trị kịp thời, con Gâu đần có thể chết sau 1 tuần vì mất nước.

ST - Tham khảo

Post a Comment

Previous Post Next Post