Luận ngữ Khổng Tử: Vì sao Khổng Tử quyết đi khuyên bảo tên cướp?

Khổng Tử có người bạn thâm giao là Liễu Hạ Quý. Liễu Hạ Quý có một người em ruột tên là Liễu Hạ Chích. Chích cầm đầu một băng đảng hơn chín ngàn binh sĩ, chuyên đi hoành hành, cướp bóc, giết người cướp của, tung hoành ngang dọc, tham lợi không đoái hoài gì tới cha mẹ anh em. Dân chúng từ đó đặt biệt danh cho hắn là "Đạo Chích" (Đạo là cường đạo - là tên cướp)

 Luận ngữ Khổng Tử: Vì sao Khổng Tử quyết đi khuyên bảo tên cướp?
Băng đảng của Đạo Chích đi tới đâu là điêu tàn đến đó, chúng tàn bạo phóng túng, bắt cóc vợ và con gái người ta, bất kể đạo lý không xem ai ra gì, dân chúng khắp nơi đều oán hận nổi thống khổ thấu trời xanh

Khổng Tử biết Đạo Chích là em trai của Liễu Hạ Quý, ông đến tìm gặp Liễu Hạ Quý và nói rằng: Bậc làm cha mẹ, nhất định phải dạy bảo con cái phải biết đạo nghĩa ở đời tránh làm điều ác, điều xấu sẽ gặp tai ương. Bậc làm anh nếu thấy em mình làm chuyện sai ác cũng phải nhắc nhở dạy bảo khuyên răng em trai trở về đường chính đạo. Nếu bậc cha anh mà không dạy dỗ được con em thì không xứng đáng làm cha anh nữa. Ngài là người có danh vọng tiếng tăm, nhưng em trai ngài lại là phường đạo tặc trộm cướp khiến sinh linh khắp nơi lầm than, thiên hạ khắp nơi ca oán, làm sao có thể không màn tới được? Ngài không thể dạy bảo được em trai mình, ta thực cảm thấy thẹn thay ngài.

Liễu Hạ Quý đáp lời: Tiên sinh nói không sai. Người làm cha phải dạy dỗ con cái, làm anh phải khuyên bảo em trai, nhưng nếu con không nghe cha, em không tiếp thu lời khuyên bảo của cha anh nó thì phải làm sao đây?

Khổng Tử nói: Xin phép cho ta thay ngài đi thuyết phục anh ta

Liễu Hạ Quý đáp lời: Em trai tôi bản tính như bão tố, ý chí như thái sơn là người khăng khăng làm theo ý mình, tài hùng biện của đệ ấy đủ che lắp mọi khuyến điểm. Hơn nữa, y là người chỉ thích ai đồng tình với đệ ấy, nếu làm trái ý đệ ấy có thể mang hoạ sát thân. Cho nên, ta thành thật khuyên tiên sinh không nên đến gặp mà rước hoạ vào thân

BIẾT RÕ CÓ THỂ GẶP NGUY HIỂM TÁNH MẠNG, VÌ SAO KHỔNG TỬ VẪN KIÊN QUYẾT ĐI KHUYÊN BẢO TÊN CƯỚP?

Khổng Tử nghe Liễu Hạ Quý nói về tâm tính Đạo Chích, biết trước rằng việc khuyên bảo Đạo Chích là việc khó hơn lên trời, lại có thể gặp nguy hiểm cho tánh mạng, nhưng ông vẫn quyết đi đến gặp Đạo Chích một phen.

Khổng Tử lệnh cho Nhan Hồi và Tử Cống đánh xe đưa ông đến gặp Đạo Chích

Lúc ấy Đạo Chích cùng băng đảng đang dừng chân ở núi Thái Sơn.

Khổng Tử xuống xe trước doanh trại tiến tới gặp người gác cổng, liền nói:

- Tôi người nước Lỗ tên là Khổng Khâu nghe tiếng tướng quân đã lâu, nay đến xin gặp mặt có vài điều muốn nói.

Xong rồi xá kẻ ấy. Người gác cổng vào báo lại, Đạo Chích nghe xong nổi cơn thịnh nộ, mắt tròn như sao sáng, tóc dựng đứng chạm mũ quát lớn:

- Tên kia là tên xảo nhân miệng lưỡi Khổng Khâu đó chăng? Nói cho nó biết rằng, nó là tên múa mép khua môi tự xưng là kẻ sĩ, đầu đội mũ lông chằng chịt, lưng thắt đai da quý, nhiều lời lắm thuyết vu vơ, không cày cấy mà có ăn, không dệt mà có vải mặc, tự tiện đặt điều phải trái làm đảo điên thiên hạ, huyễn hoặc vua chúa, loan truyền hiến kế sau cùng cũng chỉ để mưu cầu chức tước, tiền tài cho bản thân. Những lời xằng bậy đó ta không muốn nghe, hãy bảo hắn về ngay đi, nếu không ta sẽ moi gan để ăn bây giờ.

Khổng Tử lại một lần nữa xin gặp, ông nói: Ta may mắn được làm bạn của Liễu Hạ Quý nên cũng muốn đến bái kiến ngài!

Người gác cổng vào bẩm lại, Đạo Chích nghe vậy cho vào.

Khổng Tử bước nhanh vào và từ chối không ngồi chiếu, rồi chắp tay bái Đạo Chích.

Đạo Chích rất giận, liền trừng mắt, tay nắm chặt chuôi kiếm, lớn tiếng nói: Khổng Khâu! Ngươi lại đây! Ngươi muốn gặp ta nói điều gì thì nói nhanh, nhưng ta nói trước cho ngươi biết nếu ngươi nói ta nghe lọt tai thì ta để cho ngươi sống, còn bằng như ta nghe nghịch tai, thì ta sẽ lấy cái mạng của nhà ngươi!

Khổng Tử nghe xong liền nói: Ta đây nghe nói, trong thiên hạ có 3 đức tính làm nên giá trị con người đó là: Người có thân thể cao lớn, dung mạo xinh đẹp, bất kể là người già hay trẻ nhìn thấy anh ta đều yêu thích, thì đó là đức tối ưu. Người lấy trí tuệ hiểu được trời đất, phân biệt được rõ ràng mọi vật thì ấy là đức hạng 2. Người dũng cảm, quả quyết, có khả năng tập hợp được quần chúng đó là đức hạng 3. Bất kể người nào chỉ cần có một trong ba đức ấy thì đều có thể quay mặt về Phương Nam mà xưng Vương với thiên hạ.

Nay tướng quân đã có đủ ba đức tại hạ vừa kể trên, thân thể to lớn cường tráng, mặt to vai rộng, môi đỏ như son, răng trắng như ngọc, mắt sáng như sao, tiếng nói như sấm vang nhưng lại bị gọi là Đạo Chích. Khổng Khâu nghĩ mà thẹn thay cho ngài. Nếu nhược bằng tướng quân chịu nghe lời Khổng Khâu ta, ta sẽ tình nguyện làm Sứ đi sang cách nước Ngô, Việt, Tề, Lỗ, Tống, Vệ, Tần, Sở dùng ba tấc lưỡi thuyết phục các nước chư hầu xây dựng cho ngài một toà thành lớn, phong cho ngài làm chư hầu, ban đất trăm dặm. Từ đó bãi binh, trả lại cuộc sống ấm no cho đời, để trăm họ có cuộc sống thái bình yên vui. Đó mới là hành vi của bậc thánh nhân trí sĩ, đồng thời cũng là ý nguyện của trăm dân.

Đạo Chích nghe xong tức giận cùng cực, to tiếng hét: Khổng Khâu, Ta đâu có cần ngươi phải dạy ta mới biết rằng thân thể ta dài rộng là do cha mẹ ta ban cho, ngươi không khen ta thì ta lại không tự biết bản thân ta sao? Há chi ở đời kẻ nào trước mặt khen lơi, nịnh bợ ngon ngọt thường sau lưng lại nói xấu ngay.

Lý luận Đạo chích - Thời vua Thần Nông
Nay Khâu hứa với ta một thành lớn, phong tước chư hầu, có được vạn dân, cứ ví như ta nhận nó, thử hỏi ta giữ được bao lâu? Lâu dài được không? Thành to ư? Thành nào to bằng cả nước Trung Hoa. Hãy nhìn Nghiêu - Thuấn có cả thiên hạ trong tay mà nay con cháu nào có cục đất cắm dùi. Vua Thang, vua Vũ tự lập ngôi thiên tử mà các đời sau có còn đâu? Phải đó là cái lợi lớn chăng?

Thời vua Thần Nông người dạy dân chúng cách làm ruộng, trồng trọt. Muôn dân có giấc ngủ yên lành, thức dậy vui vẻ, người ta sống với hươu nai, chim chóc... lớn nhỏ cày cấy để sống, dệt vải để mặc, không ai có ý hại người bên cạnh, đó là thời kỳ đạo đức tuyệt hảo.

Từ thời Nghiêu Thuấn lên ngôi lập ra quần thần, Vũ Vương giết Trụ, từ đó trở đi, kẻ mạnh hiếp yếu.

Từ Thang đến Vũ hết thảy đều là đồ tạo phản cả. Ngươi tự cho là kẻ sĩ, là thánh nhân? Sao hai lần bị đuổi ra khỏi nước Lỗ, lại không nơi dung thân? Nay nhà ngươi lo khôi phục đạo trị quốc, lấy tiền bạc danh lợi để giáo hóa ta, mặc áo rộng, thắt đai mỏng, nói lời ba hoa sàm bậy, mê hoặc lừa gạt, chẳng phải cũng do mưu cầu phú quý sao? Thực không ai ác hơn ngươi. Sao thiên hạ không ai gọi ngươi là Đạo Khâu, mà gọi ta là Đạo Chích.

Những người nghe theo lời giáo huấn, những luận ngữ không ra gì của ngươi, trong số đó có Tử Lộ học trò người đã bị vùi thây nơi cửa đông nước này, đó là kết quả sự dạy bảo của nhà ngươi. Thực ra ngươi không biết gì hết, đạo của ngươi đáng quý hay sao?

Trong số người được thiên hạ cho là hiền nhân có Bá Di và Thúc Tề hai ông đã từ bỏ không làm vua nước Cô Trúc nhịn đói đến chết ở núi Thứ Dương, hài cốt không ai mai táng. Bảo Tiên tính nết thuần thành hơn người thế sao lại ôm cây mà chết? Thân Đồ can gián vua không được, đã ôm đá trầm mình xuống sông làm mồi cho cá rỉa! Giới Tử Thôi là tôi trung, trên đường lánh nạn chạy loạn, lương thực cạn lén cắt thịt đùi mình nấu lên dâng cho Vua Tấn Văn Công. Khi Tấn Văn Công giành lại được ngôi báu, phong thưởng rất hậu cho những người có công trong khi mạng vong, nhưng lại quên mất công lao của Giới Tử Thôi, ông buồn bã về nhà đưa mẹ vào ở ẩn trên núi, sau lại bị chết cháy trong rừng! Trong số người được thiên hạ cho là trung thần có ai bằng Tỷ Can, tướng tài mưu trí như Ngũ Tử Tư, rốt cuộc thế nào? Tỷ Can bị moi tim bởi Trụ Vương muốn xem trái tim của nhà hiền triết trông như thế nào? Còn Tử Tư thì bị trầm hà!

Đấy! Đấy! Khổng Khâu! Cứ như ở trên mà xét thì Bá Di, Thúc Tề, Giới Tử Thôi, Thân Đồ, Tử Tư, Tỷ Can đều là những bậc hiền tài há đều chẳng đáng quý? há chẳng đáng được trọng vọng hay sao? Tử Tư, Tỷ Can được người đời tán tụng ca ngợi, nhưng kết cuộc mạng vong vì hôn quân vô đạo cũng lại làm trò cười cho thiên hạ.

Khâu này thuyết ta, dùng luận ngữ khuyến cáo ta nên thờ cúng tổ tiên, thật ra ta chẳng hiểu gì cả. Người sống không màn thì xá chi những người đã khuất. Còn khuyên ta về thế thái nhân tình thì bất quá như những người trên mà thôi, ta đều đã biết cả rồi.

Để ta nói cho ngươi biết về nhân tính tự nhiên của con người: Ai có mắt chẳng muốn nhìn thấy cái đẹp? Miệng chẳng muốn được ăn ngon? Tai chẳng muốn nghe âm thanh hay? Lòng chẳng ham tiền bạc? Chí khí muốn được tung hoành ngang dọc? Thời gian để thọ hưởng những thứ đó dài lắm cũng chỉ trăm năm - đó là thượng thọ, từ 80 năm đến 60 năm là trung thọ, so sánh ra thời gian chỉ là vó ngựa, bóng câu qua cửa sổ. Mới thấy rằng, không biết thỏa mãn ý chí, nuôi dưỡng tuổi tác của mình, mới là chưa hiểu đạo.

Khổng Khâu! Ngươi dùng lời nói ngon ngọt nịnh bợ, hành động dối trá, thực chất muốn dùng lợi dụ gạt ta so ra ngươi có kém gì đạo tặc? Người trong thiên hạ lẽ ra phải gọi ngươi là Đạo Khâu chứ. Ngươi tự cho mình là có tài năng, dùng lời lẽ để lừa gạt ta, há xem ta như kẻ tầm thường chăng? Ta đều phỉ nhổ vào. Khôn hồn hãy mau cút đi, nếu không đừng trách ta không khách khí!
Vì sao Khổng Tử quyết đi khuyên bảo tên cướp?
Khổng Tử nghe xong chắp hai tay bái lạy rồi liền ra về. Vừa về đến thành thì gặp Liễu Hạ Quý.

Hạ Quý hỏi Khổng Tử: “Mấy ngày nay không gặp ngài, vậy là ngài đã đi gặp Đạo Chích sao?”

Khổng Tử ngửa mặt lên trời nói: “Đúng vậy!”

Liễu Hạ Quý liền hỏi: “Vậy ngài đã thuyết phục được hắn chưa?”

Khổng Tử nói: Ta đúng là kẻ không bệnh mà đi châm cứu, tự đi tới vuốt đầu hổ thiếu chút nữa bị lão hổ ăn tươi nuốt sống! Ta đã cố gắng thuyết phục, khuyên nhủ, dù không có kết quả, nhưng ta đã không có lỗi với lương tâm của mình!
Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post