Lời dạy của Khổng Tử: Người quân tử thì không tranh cãi với kẻ tiểu nhân

Một ngày nọ, khi Khổng Tử đang đọc sách ở nhà trước thì nghe tiếng cự cãi ồn ào ngoài sân, tiếng cự cãi mỗi lúc một to hơn. Thấy vậy, Khổng tử bèn đi ra xem, mới biết là đang có tranh luận giữa học trò ông và một người khách lạ qua đường.

Lời dạy của Khổng Tử: Người quân tử thì không tranh cãi với kẻ tiểu nhânNgười khách qua đường này vốn là người thích tranh cãi cùng người khác, khi biết được học trò Khổng Tử bèn ngăn lại và nói: Nghe nói thầy của ngài là Khổng thánh nhân, là học trò của Khổng Tử chắc là học vấn của ngài phải cao lắm. Vậy thì ngài cho ta hỏi một năm có mấy mùa? Nếu ngài trả lời đúng, ta sẽ dập đầu quỳ lạy ngài, còn nếu trả lời sai thì ngài phải bái lạy ta.

Đồ đệ Khổng Tử suy nghĩ một lát rồi nói: “Xuân, Hạ, Thu, Đông, có bốn mùa! Điều này ai cũng biết cớ gì phải hỏi?”

Người khách kia cãi lại: “Sai! Chỉ có ba mùa!”

Học trò Khổng Tử cảm thấy thực sự là kỳ quái nói: “Rõ ràng là một năm có bốn mùa, sao ngươi lại nói là có ba mùa?”

Người khách lắc đầu hét lớn một mực khẳng định: "là ba mùa"

Cuối cùng hai người cứ tranh cãi mãi không thôi. Thấy Đức Khổng Tử, người khách kia liền nói: "Khổng Thánh nhân! Ngài hãy phân xử giúp tôi, theo ngài một năm rốt cuộc là có mấy mùa?"

Khổng Tử nhìn người khách rồi nói: "ba mùa!"

Nghe câu trả lời của Khổng Tử, vị khách vô cùng khoái chí cười to ha hả, đòi học trò của Khổng Tử bái lạy xong rồi mới bước đi.

Đồ đệ Khổng Tử lấy làm khó hiểu bèn hỏi: “Thưa thầy, con có điều chưa hiểu, một năm rõ ràng là có bốn mùa, sao vừa rồi thầy lại nói là có ba mùa?”

Khổng Tử nói: Con không thấy hắn ta sao? Đó là một con châu chấu biến hóa mà thành. Một năm, châu chấu chỉ sống có ba mùa: xuân, hạ và thu, nên nó đâu biết có mùa đông? Con cùng với nó tranh luận chẳng phải là chẳng bao giờ có kết thúc sao? Chi bằng chịu thiệt, cúi đầu hành lễ với nó, cũng không thiệt thòi gì.
Lời dạy của Đức Khổng Tử
Vị đệ tử ấy lúc này mới bừng tỉnh, ngộ ra chân lý, bái tạ lời dạy bảo của Đức Khổng Tử.

Lời dạy của Khổng Tử: Tranh cãi với người không cùng cảnh giới chỉ là phí công vô ích

Trong cuộc sống có đủ các dạng người, đối với người hiểu bạn thì căn bản không cần phải giải thích quá nhiều. Riêng đối với những người không hiểu bạn, hay cố ý công kích thì cho dù bạn có giải thích như thế nào đi nữa cũng chỉ là phí công vô ích.

Nếu như gặp một người không có giáo dưỡng mà lại thích tranh giành hơn thua thì phải làm sao hóa giải? Chỉ có “NHẪN” là cách tốt nhất để hóa giải. Những bậc hiền triết xưa nay đều dùng “nhẫn và lui” mà chuyển "mê thành ngộ", chuyển "khổ thành vui".

Lời dạy của Đức Khổng Tử: Người quân tử chú trọng tu dưỡng tâm tính - không nên tranh cãi

Điều ngu muội của kẻ tiểu nhân chính là cả đời mệt mỏi vì danh lợi, lại yêu thích việc tranh luận cao thấp với người khác để chứng tỏ mình. Còn cái đạo của người quân tử là chú trọng tu dưỡng tâm tính bên trong - làm mà không tranh.

Người quân tử không màng danh lợi thì sẽ không vì danh lợi mà đấu đá tranh giành. Như thế, cho dù bị tiểu nhân nhục mạ, nói lời chế giễu để bôi nhọ thì vẫn thản nhiên tiếp nhận. Bởi họ luôn tâm niệm biết được "Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai" - là thiên lý báo ứng, do đó ngay cả khi chỉ có một mình họ cũng không dám làm điều xấu. Họ chủ động nhận sai, nhận lỗi và vui vẻ sửa chữa, không có lỗi thì tĩnh tâm xét lại mình.

"Không tranh là từ bi, không cãi là trí tuệ,
Không nghe là thanh tịnh, không thấy là tự tại,
Tha thứ là giải thoát, biết đủ chính là buông."

Thiên Hương

1 Comments

  1. Trí tuệ của con người (loài vật nếu có) cũng chỉ là hiểu biết có giới hạn trong không gian, thời gian hữu hình của vật chất trong thế giới này.

    ReplyDelete
Previous Post Next Post