Những lưu ý để chăm sóc chó con mới đẻ khoẻ mạnh

Để chăm sóc con chó con AKiTa của mình luôn khoẻ mạnh
Tại sao giai đoạn chăm sóc chó con lại rất khó khăn? Vậy làm sao để chăm sóc chó con mới đẻ được khỏe mạnh mau lớn? Hãy cùng Thienhuong360.com xem qua những bí quyết trong việc chăm sóc thú cưng qua bài viết dưới đây.

Môi trường sống của chó con mới đẻ

Sau khi ra khỏi bụng mẹ, chó con phải chịu dựng các điều kiện sống khắc nhiệt. Từ nhiệt độ, độ ẩm và điều kiện dinh dưỡng hoàn toàn khác khi ở trong bụng chó mẹ.

Chó sơ sinh từ trong bụng mẹ ra ngoài có sự thay đổi rất lớn về nhiệt độ cơ thể.

Giai đoạn chăm sóc chó con mới đẻ: Chế độ ăn, uống

Cún con lúc mới sinh ra chưa có đề kháng mạnh, vì vậy chúng cần phải được bú sữa chó mẹ. Trong sữa mẹ có nhiều chất dinh dưỡng, hàm lượng acid amin, vitamin, khoáng chất và protein rất cao giúp cún con tăng cường hệ miễn dịch. Vì thế trong thời gian 4 ngày đầu tiên chó con cần được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ. Nếu chó con bị nôn, phải kiểm tra lại chất lượng thức ăn hoặc đưa đến bác sĩ sớm.
Khi chó con được 5 ngày tuổi trở đi sẽ bắt đầu cho cún con uống thêm sữa ấm. Nếu chó chưa thể hút sữa thì bạn có thể dùng kim tiêm bơm sữa vào miệng cún. Khi chúng đã được 10 ngày tuổi thì có thể cho chúng bú bình hoặc rót sữa ra đĩa để cún tự liếm. Ta nên kết hợp cho cún con uống sữa mẹ và uống sữa ấm mỗi ngày khoảng từ 100 – 200ml, liên tục nhưng vậy trong 1 tháng.

Chú ý ban đầu với chó mẹ và chó con sơ sinh

Dưới đây là hướng dẫn tổng quát những chỉ mục quan trọng cần thiết giúp bạn chăm sóc chó con mới đẻ và chó mẹ sau quá trình sinh nở, đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho tất cả:
Chó AKiTa Của Mình Rất Thích Ăn Thịt Heo, Xương Heo...
  • 1. Biện pháp chăm sóc ban đầu: Sau khi chó mẹ sinh nở, việc tắm rửa sạch sẽ cho chó mẹ là cực kỳ quan trọng. Hãy sử dụng nước ấm và khăn lau, tránh sử dụng xà phòng hoặc chất khử trùng trừ khi theo hướng dẫn của bác sĩ thú y.
  • 2. Kiểm tra thể trạng: Kiểm tra kỹ lưỡng cả chó mẹ và chó con để đảm bảo không có dấu hiệu bất thường nào như chảy máu, tiết dịch có mùi hôi hay bất kỳ vấn đề gì khác.
  • 3. Dinh dưỡng và sức khỏe: Chó con cần được kiểm tra định kỳ để đảm bảo chúng đang bú đủ sữa và có sức khỏe tốt. Mẹ chó cũng cần được kiểm tra để đảm bảo không có dấu hiệu của viêm vú hoặc các vấn đề sức khỏe khác.
  • 4. Thăm khám bác sĩ thú y: Tất cả chó mẹ và chó con cần phải được kiểm tra bởi bác sĩ thú y trong vòng 48 giờ sau sinh để đảm bảo sức khỏe và phát hiện sớm các vấn đề có thể xuất hiện.
  • 5. Nguồn sữa mẹ: Nếu có dấu hiệu chó con không được bú đủ sữa, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y. Có thể bạn sẽ cần thức ăn và thức ăn bổ sung, cũng như hướng dẫn chi tiết về cách chuẩn bị và lượng thức ăn.
  • 6. Sản giật và sốt sữa: Nếu có dấu hiệu của sản giật, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức. Đây là một tình trạng cấp cứu y tế có thể đe dọa tính mạng chó mẹ nếu không được điều trị kịp thời.

Phòng bệnh khi chăm sóc chó con mới đẻ

Đây là giai đoạn nhạy cảm đối với chó con. Khi chó con mới lớn lên và bắt đầu ăn thức ăn thường, mức độ kháng thể từ sữa mẹ bắt đầu giảm. Để bảo vệ chó con khỏi các bệnh, tiêm phòng cho chó là rất quan trọng. Tuy nhiên, việc tiêm chủng quá sớm có thể bị kháng lại bởi kháng thể từ mẹ, làm giảm hiệu quả của vắc-xin. Giai đoạn này yêu cầu sự chăm sóc chó con mới sinh đặc biệt và kiên nhẫn.
  • Tiêm phòng là giải pháp tốt nhất: Tiêm phòng là cách hiệu quả nhất để bảo vệ chó con khỏi các bệnh. Vắc-xin mới được nghiên cứu và phát triển đang mang lại hi vọng cho việc chăm sóc chó con tốt hơn trong giai đoạn đầu đời.
  • Phòng chống rối loạn tiêu hóa: Chó con có thể gặp vấn đề với tiêu hóa nếu chúng ăn phải các chất không tốt từ chó mẹ. Để phòng tránh, hãy: Vệ sinh sạch sẽ cho chó mẹ, đặc biệt là sau khi sinh (2 tiếng vệ sinh 1 lần là tốt nhất). Cung cấp men tiêu hóa cho chó con. Theo dõi chó con và ngăn chúng bú liếm bộ phận sinh dục và hậu môn của nhau. Đảm bảo chó con được bú sữa mẹ sạch sẽ, không bị viêm nhiễm.
  • Ngăn chặn các vấn đề về hô hấp: Chó con cũng dễ bị các vấn đề về hô hấp. Để tránh: Vệ sinh thường xuyên cho chó mẹ. Giữ môi trường ổ đẻ sạch sẽ và thoáng đãng. Thay ổ lót thường xuyên, 1-3 tiếng 1 lần, vì con con đái rất nhiều. Theo dõi chó con và đảm bảo chúng không bị ảnh hưởng bởi các nguyên nhân gây bệnh. Nếu không làm tốt, chỉ cần 1 con bị đi ngoài hoặc viêm phổi, thì mầm bệnh này sẽ lây lan ra và các con khác sẽ bị theo.
  • Chứng trụy tim đột tử ở chó con mới đẻ: Đột tử ở chó con là một vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân có thể do: Chó con bị cảm lạnh, cảm nóng không thể điều hòa thân nhiệt thích ứng, hạ đường huyết đột ngột do bị đói, quá tham ăn mà bú no sặc sữa vào khí quản, do chó mẹ áp, đè bịt tắc mũi chó con gây ngạt thở, do chó con có vấn đề tim mạch sau khi sinh. Để tránh: Giữ chó con ấm áp và thoáng đãng, cung cấp thức ăn đủ và sạch sẽ, theo dõi chó con và ngăn chúng tiếp xúc với các nguyên nhân gây bệnh. Khi có dấu hiệu bất thường, liên hệ với bác sĩ thú y.

Giai đoạn phát triển của chó con

Cún con mới sinh ra rất mỏng manh, trong vòng 2 ngày đầu tiên cún con chỉ ngủ và bú mẹ. Lúc này các cơ quan chức năng chưa được phát triển. Cún chỉ có thể co duỗi cơ thể, đạp chân, lắc đầu.

Việc chăm sóc chó con sơ sinh và chó con từ 3-7 tháng tuổi có chút khác biệt. Tùy theo từng giai đoạn mà chó con thể hiện các biểu hiện khác nhau. Lúc này, chủ nuôi cần chú ý đến những dấu hiệu bình thường và bất bình thường.

Sưu Tầm AS - Tham Khảo

Post a Comment

Previous Post Next Post