Làm sao để chăm sóc chó con khỏe mạnh? Giai đoạn khi chó con mới đẻ

Làm sao để chăm sóc con chó của mình luôn khỏe mạnh?

Làm cách nào để chăm sóc chó con mới đẻ khỏe mạnh? Là thắc mắc và cũng là câu hỏi của không ít bạn. Bài viết này Thienhuong360.com xin giới thiệu những thông tin khoa học và kỹ thuật chăm sóc chó con đúng đắn, giúp chó mẹ và chó con đều khỏe mạnh và hạnh phúc.

Khi nào chó con mở mắt?

Tại sao chó con mới đẻ không mở mắt là câu hỏi nhiều người thắc mắc. Chó con mới đẻ chưa mở mắt là do các yếu tố hoàn toàn bình thường như sau:
  • Thời gian ở trong bụng mẹ: Do chó con chỉ phát triển trong bụng mẹ trong một khoảng thời gian ngắn, chúng sinh ra chưa đủ phát triển để mở mắt ngay lập tức.
  • Sự phát triển của não bộ: Chó giống như tất cả động vật có vú, được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ và trải qua các giai đoạn phát triển não bộ đặc biệt. Mắt của chó con sẽ mở ra khi não bộ phát triển đến một trạng thái nhất định, điều này liên quan chặt chẽ với sự trưởng thành của hệ thống thần kinh.
  • Sự phát triển của cơ thể: Mỗi loài động vật có vú có thời gian tự chủ và rời bỏ mẹ ở các độ tuổi khác nhau, dựa vào sự phát triển cơ bản và cần thiết của cơ thể. 

Giai đoạn chăm sóc chó con mới đẻ

Khi được 9- 13 ngày từ lúc sinh chó mới bắt đầu mở mắt. Sau 13- 17 ngày thì chúng mới có thể nghe thấy âm thanh.

Sau 13- 17 ngày thì chúng mới có thể nghe thấy âm thanh

Khi cún hơn 2 tuần tuổi thì lúc này thị giác và thính giác bắt đầu hoạt động bình thường. Răng sữa mọc vào giai đoạn này. Cùng với đó cún con bắt đầu tập đi và ăn những thức ăn dạng lỏng như sữa, cháo. Chúng có thể bắt đầu tự đi tiêu, tiểu mà không cần đến sự giúp đỡ của chó mẹ..

Khi chó con đã được 4 – 5 tuần,lúc này mắt của cún con đã nhìn thấy rõ ràng hơn. Chúng có thể đứng khá vững, đi chập chững trên 4 chân tuy ngắn và vẫn còn loạng choạng. Chúng cũng hay ngậm những vật lạ. Bạn có thể mua đồ chơi mềm cho chúng.

Cách nuôi chó con là một trong những công việc khó khăn nhất. Khi chó con từ 1-4 tháng thì bạn phải có chế độ chăm sóc riêng. Không giống như khi chó con mới sinh lúc này chó con bắt đầu ngứa răng. Chúng sẽ gặm mọi thứ chúng tìm thấy. Nếu bạn không để ý thì có thể chúng sẽ nuốt, nhai luôn những vật nhựa hay sắt.

Như thế sẽ gây nguy hiểm cho chúng. Khi thấy chúng bắt đầu có biểu hiện như thế bạn nên chó chúng một cục xương. Như vậy chúng sẽ không làm hỏng đồ trong nhà.

Đối với những chú chó con đã được 5 tháng thì đây là giai đoạn chúng bắt đầu trưởng thành. Nên cho chúng tập luyện và huấn luyện chúng để chúng nghe lời. Cùng với đó chế độ ăn uống của chúng cũng khác hơn so với khi còn nhỏ.

Chăm sóc chó con mới đẻ bằng sữa mẹ

Trong những tuần đầu tiên của cuộc sống, việc chăm sóc chó con mới đẻ hoàn toàn phụ thuộc vào sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng quan trọng giúp chúng phát triển và miễn dịch khỏi bệnh tật. Cung cấp sữa mẹ sớm và thường xuyên, đặc biệt là sữa non giàu kháng thể, là quan trọng để bảo vệ chó con khỏi các bệnh truyền nhiễm và giữ cho chúng mạnh mẽ và khỏe mạnh. Nếu chó mẹ không thể chăm sóc chó con, bạn cần phải can thiệp và giúp chó con bú sữa mẹ bởi:
  • Sự miễn dịch động vật từ sữa chó mẹ: Trong những ngày đầu tiên sau khi sinh, sữa mẹ cung cấp cho chó con các kháng thể cần thiết để chống lại vi khuẩn và vi trùng. Sữa non chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp chó con phát triển. Sữa mẹ không chỉ cung cấp dinh dưỡng cần thiết mà còn chứa kháng thể giúp chó con phòng tránh bệnh tật. Số lượng Globulin miễn dịch (kháng thể) trong sữa mẹ phản ánh mức độ kháng thể trong cơ thể chó mẹ, giúp chó con tăng cường hệ thống miễn dịch tự nhiên.
  • Bổ sung thêm sữa bột cho chó (sữa công thức): Trong trường hợp chó con mất mẹ hoặc không thể cho chó con bú. Hãy tránh sử dụng sữa của người và hãy tư vấn với bác sĩ thú y về việc lựa chọn sữa cho chó con thích hợp. Đối với chó con mồ côi mẹ, việc cho uống bằng bình ti sữa là điều không thể tránh khỏi. Hãy chắc chắn rằng bạn biết cách sử dụng bình sữa sao cho an toàn và hiệu quả.
  • Đặc điểm sinh lý và phát triển của chó con: Hiểu rõ về các giai đoạn phát triển của chó con, từ việc mở mắt đến mọc răng, là quan trọng để cung cấp chăm sóc phù hợp và đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho chúng.
  • Đo nồng độ kháng thể: Việc đo nồng độ kháng thể trong máu giúp xác định mức độ bảo vệ mà chó mẹ có thể truyền lại cho chó con qua sữa mẹ. Chó mẹ với nồng độ kháng thể cao sẽ truyền lại sự bảo vệ mạnh mẽ hơn cho chó con trước các bệnh nguy hiểm như Care ở chó và Parvo ở chó.
Giai đoạn 6 tuần sau khi sinh, chó con đã có biểu cảm bằng mặt và tai đã rõ rệt. Ta phải tập cho chúng ăn riêng vào lúc này, ăn thức ăn cùng cơm nhuyễn, đồ ăn sẵn. Các răng sữa đã trở nên bén và nhọn hơn, chó mẹ cũng giảm bớt số lần cho con ăn. Thời điểm này cũng thích hợp để tiêm mũi chủng ngừa đầu tiên.

Sưu Tầm AS - Tham Khảo

Post a Comment

Previous Post Next Post