Làm cách nào chăm sóc chó con mới đẻ được khỏe mạnh?

Có những bạn nghĩ là nuôi chó con là một trong những việc khó khăn nhất. Kì thực cách nuôi chó con không hề khó như bạn nghĩ. Có bao giờ bạn tự hỏi rằng đã chăm sóc chú cún đã đúng cách chưa? Chăm sóc chó con mới đẻ, chó trưởng thành, chó cái mang thai và sau sinh rất cần sự cẩn thận, nhẫn nại và kiến thức về nhu cầu dinh dưỡng và sức khỏe.
Làm cách nào chăm sóc chó con mới đẻ được khỏe mạnh?

Chuẩn bị trước khi nuôi cún con:

Điều đầu tiên mà bạn cần chú ý trong cách nuôi chó con là vấn đề dinh dưỡng của chúng. Kế đến, bạn sẽ cần chuẩn bị khu vực mà cún cưng sẽ ngủ cũng như vui chơi. Ngoài ra, bạn có thể tiến hành mua sắm các đồ vật cần thiết dựa theo danh sách gợi ý dưới đây:
  • Thức ăn
  • Nước sạch
  • Sữa tắm
  • Lược chải lông
  • Chăn, Giường cho chó con
  • Bát đựng thức ăn và nước uống
  • Tấm lót cho chó con để huấn luyện đi vệ sinh
  • Dụng cụ grooming cho chó như dao cạo lông, lược chải lông
  • Tông đơ cắt móng tay
  • Đồ chơi an toàn cho chó con

Giai đoạn chăm sóc cún con mới đẻ

Chăm sóc chó con chia ra làm nhiều giai đoạn khác nhau. Mỗi công đoạn đều phải tỉ mỉ và cẩn thận. Cách nuôi chó con mới đẻ cũng cần kiến thức tốt về dinh dưỡng và bệnh tật ở chó. Chăm sóc cún con giống như bạn đang chăm sóc em bé. Chính vì thế bạn phải thường xuyên chú ý tới các hoạt động của chúng. Nếu không chúng sẽ tự gây nguy hiểm cho bản thân chúng.

Khi chó con bắt đầu lớn hơn, ta nên bắt đầu dạy chúng về những điều xung quanh. Cùng với đó, bạn nên chú ý tới khẩu phần ăn của chúng. Không nên để chúng ăn uống linh tinh như vậy có thể khiến chó con bị đi ngoài.

Bạn nên chú ý chúng nhiều hơn. Vì chăm sóc một chú chó con không phải là dễ dàng. Chỉ cần bạn lơ là hay không chú ý một chút cũng có thể gây ra những hậu quả đáng tiếc xảy ra.

Vệ sinh cho chó con:

Trong 1-2 tháng đầu, bạn hãy chú ý vệ sinh cho cún bằng khăn ướt hoặc khăn ẩm. Các vị trí như mắt, tai hoặc bộ phận sinh dụng cũng cần được làm sạch kỹ lưỡng. Khi cún đã cứng cáp hơn, bạn có thể tắm với nước ấm cũng như sản sữa tắm chuyên dụng.

Những tiêu chí nào để đánh giá một con chó khỏe mạnh?

Chó có bộ lông mềm mượt, không xơ rối:

Cách nuôi chó nhanh lớn khỏe mạnh được xét trên nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó yêu cầu về lông là bóng mượt, không mọc ngược và không có vùng xơ xác. Ngoại trừ sự thay đổi lông vào mùa xuân, mùa thu và cuối thai kỳ ở chó cái. Da có độ đàn hồi bình thường, không nổi mẩn hay nốt sần, không bị ngứa và không có ký sinh trùng. Các móng vuốt khỏe mạnh, không sưng đau, không nứt. Cần chăm sóc chó con cẩn thận ngay từ khi mới đón về nhà. Để làm được điều này bạn cần chú ý 2 vấn đề sau:

Chọn sữa tắm cho chó con:

Dầu gội đầu của người hiệu quả như vậy có thích hợp với việc chăc sóc chó hay không? Câu trả lời là không, vì độ pH của sữa tắm cho chó và người khác nhau. Không thể thích ứng với da với chó. Phần lớn dầu tắm của người có tính Acid, do da người thích hợp với môi trường Acid nhẹ, còn với da chó thì không.

Thường xuyên chải lông cho chó:

Bạn cần phải thường xuyên chăm sóc bộ lông cho chó con. Với những chú có con thì việc chăm sóc bộ lông cũng không có gì quá phức tạp. Tùy thuộc vào từng giống chó mà bạn có thể có cách chăm sóc lông khác nhau. Khi chải lông cho chó, bạn cần phải nhẹ nhàng, chải lông xuôi theo chiều lông mọc và không được chải ngược. Chải lông theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ cao xuống thấp để có thể lấy hết được lông rụng ra ngoài.

Lưu ý khi dắt chó đi dạo:

Bạn không nên để chó mãi ở trong sân nhà hay xích cổ nó lại một chỗ lâu ngày. Con chó sẽ cảm thấy buồn chán, rên rỉ ầm ĩ và trở nên hung dữ hơn với người ngoài. Việc thiếu vận động tự nhiên dưới ánh sáng mặt trời sẽ khiến cún yêu bị nhiều bệnh tật. Nếu chó còn quá bé, bạn có thể cho chúng chạy xung quah sân vườn hoặc trong nhà. Nếu cho chó con con đi dạo, chúng sẽ bị quá sức. Giai đoạn lúc này chỉ cần vận động nhẹ trong thời gian ngắn là được.

Mỗi chú chó đều nên có khoảng không gian an toàn để chơi đùa và nghỉ ngơi. Mặc dù khoảng sân rào chắn cũng cho chó yêu không gian để luyện tập và chạy nhảy. Tuy nhiên, chủ nuôi nên dắt chó đi dạo khoảng 1 – 2 lần 1 ngày khi chúng lớn hơn.

Đây cũng được coi là một cách nuôi chó nhanh lớn. Việc dắt chó đi dạo giúp chó xả stress và tăng độ dẻo dai cho chó. Kích thích hệ tiêu hóa, chó ăn ngủ nhiều hơn và khỏe hơn. Sau khi đi dạo và tập thể dục, đừng quên cho chúng uống nước nhé. Cung cấp nước đầy đủ giúp chó đẹp, khỏe hơn, lông mượt hơn.

Tuy nhiên khi dắt chó đi dạo bạn nên chú ý đến vấn đề thời tiết. Chó có sức chịu đựng nhiệt độ kém nên khi nhiệt độ đột ngột thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của nó. Bạn không nên đưa chó đi dạo vào lúc trời quá nóng hoặc quá lạnh mà không mặc áo ấm cho chúng.

Sưu Tầm SH - Tham Khảo

Post a Comment

Previous Post Next Post