Trong thời đại mới, người già sống đơn thân có ngày càng nhiều lựa chọn để nghỉ hưu hơn.
Dì Lưu (66 tuổi, Trung Quốc) gần đây đang lo lắng một điều: con trai duy nhất của bà sắp lấy vợ nhưng con dâu lại mong được sống riêng, không muốn sống với mẹ chồng. Dì Lưu hiểu rằng giới trẻ ngày nay không muốn sống với người già, cần có không gian riêng và tự lập. Vì thế, bà mong muốn tìm được một chỗ ở và tự sống riêng một mình sau khi con trai kết hôn.
Chồng đã mất từ lâu, dì Lưu chỉ có 2000 tệ (khoảng 7 triệu đồng) lương hưu. Bà không muốn trở thành gánh nặng cho con cái, cũng không muốn vào viện dưỡng lão. Ban đầu, bà dự định về quê sống một mình, nhưng lại sợ cô đơn và sợ những lúc sức khỏe có vấn đề đột ngột.
Trong lúc đang bế tắc, bà liên lạc với một số bạn học cũ và hỏi họ có muốn sống cùng nhau không. Chẳng bao lâu, bà phát hiện mình có 3 người bạn đều gặp vấn đề về chăm sóc tuổi già như mình, tức đều không còn bạn đời, có con cái đã trưởng thành, muốn kết hôn ở riêng hoặc làm ăn sinh sống ở thành phố khác. 2 trong số đó có lương hưu hàng tháng là 6.000 tệ (khoảng 21 triệu đồng), khá dư dả so với nhu cầu sống nhưng họ không muốn vào viện dưỡng lão. Người còn lại thì con cái đều đã đi làm ăn xa, sống một mình trong căn nhà có 2 phòng ngủ và 1 phòng khách.
Sau nhiều cuộc nói chuyện thẳng thắn, nhóm bạn 4 người đã có quyết định dọn đến ở cùng nhau. Dì Lưu sẽ nhận nhiệm vụ lo 3 bữa cơm 1 ngày cho 4 người vì rất thích nấu ăn. Bù lại, bà sẽ không phải đóng tiền sinh hoạt phí. 2 người bạn có tiền lương hưu cao sẽ cùng góp tiền chi phí sinh hoạt chung như điện, nước, tiền đi chợ,... Cuối cùng, người bạn có căn nhà lớn ở một mình sẽ phụ trách phần nhà và đón 3 người bạn đến ở chung.
Trong lúc đang bế tắc, bà liên lạc với một số bạn học cũ và hỏi họ có muốn sống cùng nhau không. Chẳng bao lâu, bà phát hiện mình có 3 người bạn đều gặp vấn đề về chăm sóc tuổi già như mình, tức đều không còn bạn đời, có con cái đã trưởng thành, muốn kết hôn ở riêng hoặc làm ăn sinh sống ở thành phố khác. 2 trong số đó có lương hưu hàng tháng là 6.000 tệ (khoảng 21 triệu đồng), khá dư dả so với nhu cầu sống nhưng họ không muốn vào viện dưỡng lão. Người còn lại thì con cái đều đã đi làm ăn xa, sống một mình trong căn nhà có 2 phòng ngủ và 1 phòng khách.
Sau nhiều cuộc nói chuyện thẳng thắn, nhóm bạn 4 người đã có quyết định dọn đến ở cùng nhau. Dì Lưu sẽ nhận nhiệm vụ lo 3 bữa cơm 1 ngày cho 4 người vì rất thích nấu ăn. Bù lại, bà sẽ không phải đóng tiền sinh hoạt phí. 2 người bạn có tiền lương hưu cao sẽ cùng góp tiền chi phí sinh hoạt chung như điện, nước, tiền đi chợ,... Cuối cùng, người bạn có căn nhà lớn ở một mình sẽ phụ trách phần nhà và đón 3 người bạn đến ở chung.
Trước khi quyết định ở cùng nhau, 4 cụ bà đều giải thích tình hình cho con và hứa nếu có vấn đề trong quá trình “nghỉ hưu chung” thì sẽ liên lạc ngay để các con tìm cách giải quyết hoặc đón mẹ về chăm sóc. Ngoài ra, trước khi thành lập “tổ nghỉ hưu” chính thức, 4 người lớn tuổi đã cùng nhau đến bệnh viện để khám sức khỏe toàn diện để mọi người hiểu rõ về tình trạng thể chất của mình, có thể hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cuộc sống hằng ngày.
Ngày đầu tiên dọn vào căn hộ hai phòng ngủ, bà Lưu vui vẻ dọn dẹp, nấu đồ ăn thịnh soạn. 4 người bạn cùng ăn uống vui vẻ và hạnh phúc vì lâu rồi mới có bữa ăn có cảm giác là bữa ăn gia đình như vậy.
Từ khi sống chung với các bạn, dì Lưu cảm thấy tâm lý mình trở nên tốt hơn rất nhiều. Thay vì phải ở nhà một mình nhàm chán quanh đi quẩn lại, giờ đây bà có bạn bè bầu bạn mỗi ngày. Bà cũng được thỏa thích nấu nướng, chăm sóc mọi người đúng như sở thích của mình.
Dì Lưu mỗi ngày đều dậy sớm, cùng các chị em tập thể dục và ăn sáng. Ban ngày, mỗi người có không gian riêng, làm việc cá nhân hoặc đi thăm con cháu. Sau bữa cơm tối, mọi người cùng xem tivi nói chuyện hoặc ra ngoài đi dạo, mua sắm. Căn nhà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười và cả 4 bà lão đều thấy mình khỏe hơn cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. 4 cụ bà cô đơn chỉ tiếc vì đã không chuyển đến chung sống cùng nhau sớm hơn.
Tất nhiên, trong cuộc sống của nhóm bạn cũng có lúc xảy ra bất đồng. Mỗi khi như vậy, dì Lưu sẽ kể chuyện cười để mọi người vui vẻ và họ cũng đã đủ lớn tuổi và thân thiết để bỏ qua cho nhau, cũng như dần dần học được cách sống hòa hợp.
Ngày đầu tiên dọn vào căn hộ hai phòng ngủ, bà Lưu vui vẻ dọn dẹp, nấu đồ ăn thịnh soạn. 4 người bạn cùng ăn uống vui vẻ và hạnh phúc vì lâu rồi mới có bữa ăn có cảm giác là bữa ăn gia đình như vậy.
Từ khi sống chung với các bạn, dì Lưu cảm thấy tâm lý mình trở nên tốt hơn rất nhiều. Thay vì phải ở nhà một mình nhàm chán quanh đi quẩn lại, giờ đây bà có bạn bè bầu bạn mỗi ngày. Bà cũng được thỏa thích nấu nướng, chăm sóc mọi người đúng như sở thích của mình.
Dì Lưu mỗi ngày đều dậy sớm, cùng các chị em tập thể dục và ăn sáng. Ban ngày, mỗi người có không gian riêng, làm việc cá nhân hoặc đi thăm con cháu. Sau bữa cơm tối, mọi người cùng xem tivi nói chuyện hoặc ra ngoài đi dạo, mua sắm. Căn nhà lúc nào cũng rộn ràng tiếng cười và cả 4 bà lão đều thấy mình khỏe hơn cả về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. 4 cụ bà cô đơn chỉ tiếc vì đã không chuyển đến chung sống cùng nhau sớm hơn.
Tất nhiên, trong cuộc sống của nhóm bạn cũng có lúc xảy ra bất đồng. Mỗi khi như vậy, dì Lưu sẽ kể chuyện cười để mọi người vui vẻ và họ cũng đã đủ lớn tuổi và thân thiết để bỏ qua cho nhau, cũng như dần dần học được cách sống hòa hợp.
Sau khi câu chuyện nghỉ hưu của dì Lưu được đăng tải trên mạng, nhiều người đã khen ngợi đây là một hình thức nghỉ hưu rất hay cho người già đơn thân trong thời đại này và không ít người cho biết mình cũng mong muốn sau này được sống với bạn thân. Tuy cũng không thể tránh được một số nhược điểm, nhưng với những người cao tuổi sống một mình, nếu có thể tìm được một nhóm bạn chung hoàn cảnh, đủ tin tưởng và chung chí hướng thì đây chắc chắn là hình thức nghỉ hưu đáng tham khảo.
Đưa tin: "nguoiduatin.vn"