Hàng ngàn sinh viên Trường ĐH bị buộc thôi học mỗi năm: Lý do là gì?

Những năm trở lại đây, mỗi năm có đến hàng nghìn sinh viên các trường đại học nhiều lần bị cảnh báo học vụ và bị buộc thôi học do kết quả học tập yếu kém.

Tại Trường Đại Học Công nghiệp thực phẩm TP.HCM vào học kỳ 2 năm học 2019 – 2020 đã buộc thôi học hơn 400 sinh viên, cảnh báo học vụ hơn 1.100 sinh viên khác thuộc diện dự kiến sẽ bị thôi học.

Trưởng phòng đào tạo kỹ thuật một trường Đại Học tại TP.HCM cũng thừa nhận thực trạng sinh viên bị cảnh báo học vụ khoảng 15% quy mô sinh viên.

Hàng ngàn sinh viên Trường ĐH bị buộc thôi học mỗi năm: Lý do là gì?
Hàng ngàn sinh viên Trường ĐH bị buộc thôi học mỗi năm
Trường Đại Học Khoa học tự nhiên TP.HCM học kỳ 2 năm học 2019 – 2020 đã công bố danh sách có hơn 450 sinh viên bị buộc thôi học và có tới hơn 900 sinh viên bị cảnh báo học vụ tại học kỳ này.

Trường Đại Học Sư phạm TP.HCM tại học kỳ 1 năm học 2019 – 2020 đã buộc thôi học hơn 450 sinh viên và cảnh báo học vụ hơn 950 sinh viên khác

Tại Trường ĐH Giao thông vận tải cho biết cứ mỗi năm học lại có hàng ngàn sinh viên của trường bị cảnh báo lần 1 và lần 2, do kết quả học tập kém, và có khoảng 800 sinh viên bị buộc thôi học.

Cụ thể: Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM vào học kỳ 2 năm học 2016-2017 đã cảnh báo học vụ hơn 2.000 sinh viên, trong số này có 257 sinh viên đã bị buộc thôi học.

Học kỳ I năm học 2021-2022, Trường ĐH Giao thông Vận tải TP.HCM đã có hơn 800 sinh viên bị cảnh báo học vụ và hơn 200 sinh viên bị xem xét buộc thôi học.

1. SINH VIÊN BỎ HỌC, CHỌN SAI NGHÀNH NGHỀ

Tại Trường Đại Học Bách khoa Hà Nội, phòng đào tạo trường cho biết thường xuyên phải cùng gia đình sinh viên giải quyết những trường hợp sinh viên bỏ học do nghiện game, tinh thần bạc nhược, học tập kém, trí nhớ giảm... Một số sinh viên còn rơi vào tình trạng trầm cảm phải đến bệnh viện điều trị.

Trưởng phòng đào tạo Đại Học, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết trung bình mỗi năm học, tổng số trường hợp tự nguyện thôi học và bị buộc thôi học ở trường lên đến gần 1.000 sinh viên.

Tại Đại Học Bách khoa Hà Nội, với chương trình đào tạo kỹ sư 5 năm, chỉ có khoảng 60% sinh viên ra trường đúng hạn, khoảng 40% còn lại không tính những sinh viên đã bị buộc thôi học, sẽ cố gắng trả nợ môn để có thể tốt nghiệp vào những năm sau.

Còn tại Trường Đại Học Bách khoa TP.HCM, cũng chỉ khoảng 60% sinh viên đầu vào có thể tốt nghiệp ra trường đúng hạn. Có từ 5-6% sinh viên cùng khoá học bị buộc thôi học do hết quả học tập yếu kém.
Trường cũng cho biết là: "Trong những sinh viên bị cảnh cáo học vụ đã đến mức phải buộc thôi học, trường vẫn cố gắng xem xét những trường hợp có tiến bộ so với lần cảnh cáo 2, cho các em thêm thời gian để cố gắng. Nhưng đáng tiếc là 80% trong số này không thể vượt qua khó khăn và rào cản của bản thân. Cuối cùng, chúng tôi buộc phải thôi học các em"

Trường Đại Học Y Hà Nội thông tin hằng năm có khoảng 5-10% sinh viên trên tổng số sinh viên toàn trường, bị cảnh báo học vụ và phải buộc thôi học.

Ngoài những lý do trên, Trường cho biết sinh viên bị đuổi học do có kết quả học tập yếu kém còn một số nguyên nhân khác như: tự bỏ học để lựa chọn lại ngành học khác; hụt hẫng bởi sự khác biệt giữa phương pháp dạy học Phổ Thông và Đại Học; có hướng đi khác; không theo kịp nên chán nản và dần từ bỏ; bị tác động bên ngoài nên không tập trung vào việc học dẫn tới kết quả yếu kém.

Về sâu xa, thí sinh khi đăng ký vào đại học cần có định hướng nghề nghiệp. Cần ưu tiên cho những sở thích, sở trường và phải phù hợp với bản thân. Khi muốn đăng ký vào ngành nghề nào thì cần tìm hiểu và có sự ưa thích với nghề đó. Trong đó thí sinh phải biết lượng sức, không chọn những nghề cao siêu vượt quá năng lực bản thân hoặc không phù hợp với bản thân.

2. TRÁCH NHIỆM TỪ TRƯỜNG HỌC

Quản lý đào tạo Đại Học cho rằng hàng nghìn sinh viên bị đuổi học mỗi năm tại các Trường ĐH bởi lý do chính từ phía sinh viên, gia đình, trách nhiệm từ phía Trường và của giảng viên dạy.

Ông Phạm Thái Sơn, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, cho rằng sinh viên bị đuổi học có một phần trách nhiệm của nhà trường mà đôi khi lý do đơn giản là giảng viên, thầy giáo không đủ trình độ giảng dạy. Do vậy, việc đầu tiên là các trường cần phải có đội ngũ giảng viên chuẩn.

Nhiều ý kiến cho rằng bên cạnh những lý do trên thì chất lượng tuyển sinh đầu vào từ các trường THPT không thực chất, không đồng đều, có phần dễ dãi, chạy đua thành thích, có phần dễ dãi dẫn đến kết quả học bạ “đẹp” đến “choáng”.

Cụ thể, năm học 2021-2022, theo số liệu thống kê từ nhiều trường học tại TP.HCM, có những trường THPT có số học sinh đạt học lực giỏi chiếm tỷ lệ hơn 95% trên tổng số học sinh. Số học sinh có học lực khá và TB đếm trên đầu ngón tay. Thậm chí với khối lớp 10, có trường chỉ 1 học sinh có học lực khá, còn lại đạt học lực giỏi.

Bạn đọc L.T bài tỏ quan điểm: “Quyết định buộc thôi học của một số trường đại học trong vài năm gần đây đối với hàng ngàn sinh viên có kết quả học tập quá thấp, nhiều lần bị cảnh báo học vụ nói lên chất lượng tuyển sinh vào trường ĐH có vấn đề, cần hạn chế các phương thức TS học bạ, xét điểm thi TN, việc đánh giá, xếp loại học sinh ở các trường PT không đồng đều, có phần dễ dãi dẫn đến kết quả học bạ "đẹp long lanh", qua theo dõi số SV bị buộc thôi học ở trường ĐH Luật tp HCM có điểm đầu vào từ 22,5 đến 27,5 nói lên họ học giả nhưng chơi thật.”

Một người S nêu ý kiến rằng: “Phải nhìn thẳng vào sự thật, nhìn vào thực tế trước mắt mới thấy được các hsinh đạt điểm giỏi mà buồn, để rồi sớm thay đổi tư duy. Thực tế cho thấy, có hsinh tốt nghiệp THPT mà như gà công nghiệp. Có những hsinh mới tý tuổi chừng lớp 5, lớp 6 đã sớm “cặp bồ” khoe là có ngừi yêu… còn những hsinh cấp 2, cấp 3 đi đến trường mà tô son trát phấn, ngoài giờ học trên lớp chỉ tụ tập chơi bời nhậu nhẹt, bồ bịch, khoác lát, thì thời gian đâu mà học tập… Vậy mà đưa ra bảng điểm hsinh giỏi? hsinh giỏi or giỏi sinh đây? Là tại sao? Bởi khi lên đến ĐH thì ngộp, phải bỏ ngang, làm mất thời gian công sức của cả sviên và gviên là điều tất nhiên. Đó là hậu quả của việc học chạy theo điểm số, bằng cấp, không thực chất. Mà nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là bệnh thành tích. Bởi cái sự giỏi ảo đó không phản ánh đúng với năng lực thật của hsinh. Cứ say sưa với cái thành tích ảo đó cũng là đang hủy hoại chính tương lai của những tthầy, hsinh, sviên ấy.”

Một bạn giấu tên *2577 bày tỏ lo ngại: “Trong những năm gần đây, điểm đỗ vào các trường ĐH cao chót vót, như trường Y từ 26 đ trở lên mới vào được Y đa khoa, nhưng trong quá trình giảng dạy bản thân tôi thấy các em học tập yếu hơn rất rõ, ngoài ra tác phong đạo đức cũng có phần kém hơn...tôi suy nghĩ về điểm đầu vào đại học có đúng với năng lực các em không. Tôi không rõ các trường Y khác thế nào. Thực trạng này cần được Bộ giáo dục nghiên cứu thêm để ngành y đào tạo được những bác sĩ giỏi toàn diện thực sự”

Một người tên T nêu ý kiến rằng: Có những thực tế trước mắt là thầy cô muốn có thành tích và lại cải thiện được đời sống nên cũng phóng bút cho điểm cao hơn. Thế là cả đôi đắng, học sinh đã có bảng điểm "đẹp" nhắm đến những trường danh giá. Và như thế, chất lượng những trường thpt chuyên này cũng không phản ánh đúng thực chất, chất lượng đào tạo ngày một xuống cấp. Hơn nữa, xã hội bị lôi cuốn vào bệnh bằng cấp nên cùng với bệnh thành tích của ngành giáo dục, xuất hiện những thứ giả dối, bất tài. Không ít trong số đó đã trở thành kẻ phá hoại vì ham danh, hám lợi, thiếu tư cách ... Tôi đã thấy những tk thày giáo mạng, khoe là thầy dạy học mà đăng hình khoả thân, khoe thân thể rất lố lăng … ăn nói bậy bạ chẳng ra gì, vậy thì còn dạy ai?

Bạn đọc A.N nêu ý kiến: Muốn nâng cao chất lượng đào tạo đại học thì không chỉ đầu ra mà đầu vào cũng cần chặt hơn. Từ ngày xét tuyển đại học bằng kỳ thi tốt nghiệp phổ thông, tỷ lệ đỗ đại học cao ngất, nhưng lúc dạy mới thấy thực chất trình độ sinh viên thế nào, còn nhiều trường thực sự vừa dạy, vừa dỗ.

Post a Comment

Previous Post Next Post