Bài văn Bá Đạo: Tả về ông bố 39 tuổi, cao 3m2 chia đôi

Các ông bố có muốn biết suy nghĩ của các bé về bố như nào không!

Bài văn bá đạo: Tả về bố 39 tuổi, cao 3m2 chia đôi

Vừa qua, với đề bài tập làm văn "Kể về bố của em". Các em học sinh tiểu học đã dùng những cảm xúc, suy nghĩ trên cả mức độ thật thà, dí dỏm để diễn tả về hình ảnh của ông bố trong mắt các em, chứng tỏ sự ngây thơ và vô tư của trẻ nhỏ.

Bài văn Bá Đạo: Tả về ông bố lười biếng
Nội dung đoạn văn như sau: Bố của em tên là Trần Ngọc Thành. Năm nay bố em 39 tuổi. Bố em sống mũi cạọ, mắt to, tóc bạc. Cao 3m2 chia đôi. Sở thích của bố em là chơi cờ tướng và game. Suốt ngày dán mắt vào điện thoại chơi các kiểu. Đến buổi trưa khi Mẹ và em đi ngủ thì bố em len lén xách giày đi đá bóng đến tối mới về. Mẹ em dậy không thấy bố đâu thì bảo về cho một trận no đòn. Bố em cứ nhìn thấy chân dài là rất thích bảo là ngon ngon. Em phải hỏi mẹ ơi, con người có ăn thịt con người không mà bố cứ chèm chẹp thèm thuồng. Em hơi yeu bố em.

Bài văn trên được đăng tải lại trên mạng xã hội, qua hình ảnh được đăng tải cho thấy bài văn trên không được cô giáo cho điểm, và không nhận được bất kì lời nhận xét nào từ cô giáo chủ nhiệm. Nhưng qua nét chữ được viết chưa rõ nét, chưa cứng cáp thì có thể dự đoán bài văn trên được viết bởi các em nhỏ học sinh tiểu học.

Qua đoạn văn kể lại với cách miêu tả "có 1-0-2" (có một không hai) về ngoại hình và đặc điểm tính cách kì lạ, có phần kinh hãi của ông bố này: "Cao 3m2 chia đôi", "Bố em cứ nhìn thấy chân dài là rất thích bảo là ngon ngon", "Em phải hỏi mẹ ơi, con người có ăn thịt con người không mà bố cứ chèm chẹp thèm thuồng"

Học sinh: Nhà em có nuôi một ông nội...

Lại một đề bài tập làm văn khác với yêu cầu: "Em hãy tả ông nội".
 
Một em nhỏ đã vô tư tả về hoạt động sinh hoạt hàng ngày của ông nội với những chi tiết đặc tả như sau: Nhà em có nuôi một ông nội, ông nội suốt ngày chẳng làm gì cả chỉ trùm chăn ngủ, đến bữa ăn ông ló đầu ra hỏi: "Cơm chín chưa bây?"

- "Cạn lời, miễn bình luận": là những ý kiến chung khi đọc được những đoạn văn ngoài sức tưởng tượng, quá mức chân thực này, đã được các học sinh viết lên để miêu tả về các hoạt động thường ngày của các ông, các bố.

"Từ nay em không làm osin cho bố nữa": Các em nhỏ bộc lộ thái độ "cứng rắn"

Chân dung các ông bố dần được lộ qua ngòi bút chân thực của các em học sinh.

Có nhiều bài văn "dở khóc dở cười" miêu tả về các ông, các bố mà tin chắc khi các ông bố này đọc được sẽ phải "té ngữa" hết, bởi đã bị các bé "bóc phốt" những thói xấu.

Với đề bài là "Hãy tả bố của em". Một học sinh lớp 5 qua bài miêu tả đã bộc lộ thái độ "cứng rắn": "Từ nay em không làm osin cho bố nữa!"

Bài văn Bá Đạo: Tả về ông bố mê gái, hướng dẫn xử lý rác thải sinh hoạt
Bài văn Bá Đạo: Tả về ông bố mê chân dài, mê game

Nội dung đoạn văn như sau: “Nhà em có nuôi một ông bố tên là Đào Sơn Tùng. Hàng ngày, bố chỉ đi kiếm tiền rồi về nhà nằm ườn ra đấy. Đến bà là người to nhất vẫn phải làm việc còn bố là người duy nhất không làm việc.

Lúc ăn cơm gọi mấy cũng chưa lên còn bảo đợi tao tý. Lúc ăn cơm xong, cả nhà dọn, bố chả dọn lại lấy điện thoại ra chơi Thiên Hạ Vô Song. Em bé thế còn phải đút xoài cho bố, từ nay em không làm osin nữa! Em rất yéu bố vừa vừa chứ không yêu lắm!".

Bài văn tả về bố của bạn học sinh lớp 5 này sau đó đã được cô giáo cho điểm kém ở mức dưới trung bình và phê là: "xem lại cách dùng từ cho phù hợp".

Sau khi đọc xong bài văn tả về ông bố mê game này, nhiều người đã đưa ra các ý kiến phản hồi.

Trẻ con luôn có suy nghĩ đơn giản, trong sáng, thường các bé nhìn thấy gì, nghĩ gì sẽ nói đó. Qua ánh nhìn có phần vô tư, hồn nhiên của các bé, sẽ phần nào phản ảnh được thế giới trong sáng của trẻ thơ. Những điều đó đã góp phần làm tăng thêm sự thú vị cho cuộc sống. Có nhiều câu nói của các bạn nhỏ khiến người nghe không khỏi bật cười và cảm thấy bản thân như trẻ lại. 

Nhưng ở một khía cạnh khác, bài viết của các em có khi cũng phản ánh được cuộc sống xung quanh, đời sống sinh hoạt gia đình của các em. Nhìn nhận từ một góc độ nào đó, có lẽ các con đang cần nhiều hơn sự quan tâm từ phía gia đình, nhà trường và Xã Hội.

Post a Comment

Previous Post Next Post