1- Phục dựng lại ngôi nhà mà khi xưa cụ Sắc từng sinh sống:
Từ năm 1917 đến 1919, để Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc hoạt động thuận lợi, ông Trần Bá Lê (Cả Nhì Ngưu) cho cất một căn nhà nhỏ cho Cụ ở trong vườn nhà.
Tại đây, Cụ Sắc xem mạch, kê toa, làm thuốc, Người đến xem mạch và chữa bệnh rất đông.
Cụ cũng nhận dạy chữ nho và nghề thuốc cho một số học trò ở địa phương Trương Tử Phòng, Võ Văn Chí, Nguyễn Văn Hướng…
Tại đây, Cụ Sắc xem mạch, kê toa, làm thuốc, Người đến xem mạch và chữa bệnh rất đông.
Cụ cũng nhận dạy chữ nho và nghề thuốc cho một số học trò ở địa phương Trương Tử Phòng, Võ Văn Chí, Nguyễn Văn Hướng…
![]() |
Nhà cả Nhì Ngưu cất cho Cụ Sắc |
![]() |
Bày trí bên trong nhà |
![]() |
Mô hình được xây dựng theo tỉ lệ 1/1 |
Trong
thời gian này, Cụ kết thăm giao với các nhà nho yêu nước: Cụ Võ Hoành
yếu nhân trong phong trào Đông kinh Nghĩa thục quê Hà Đông Hà Nội bị an
trí ở Sa Đéc; Cụ Lê Chánh Đáng tham gia phong trào Đông Du – Có một
người con là Lê Văn Sao có thời gian hoạt động chung cùng Nguyễn Ái Quốc
ở Pari (Pháp).
2- Phục dựng lại những ngôi nhà truyền thống của ngôi làng Hoà an ngày xưa tại nơi đây:
![]() |
Ngôi nhà phục dựng lại nghề rèn tại làng Hoà An |
![]() |
Hình ảnh thợ rèn đang dập thép |
Hoà
An còn nổi tiếng với nghề rèn. Hàng ngày những người thợ này phải đối
mặt với bụi than, với sức nóng của lửa, với tiếng dập thép… đinh tai
nhức óc. Phải mất trên 10 công đoạn cho mỗi công cụ làm ra, từ việc mua
thép về, cắt theo hình dạng riêng, sao đó đưa vào lò than nung đỏ, đặt
lên đe dùng búa đập tạo dáng, đóng mộc riêng cho sản phẩm, rồi đàn, sửa
tạo sáng, mài, gọt, giũa, trui (hay còn gọi là tôi thép) và tiếp tục
mài lại, thoa dầu bóng…
Mọi
công đoạn đều làm thủ công, đòi hỏi người thợ phải yêu nghề, cần cù,
nhẫn nại, khéo léo mới cho ra đời những sản phẩm đúng chuẩn, đạt chất
lượng cao.
Một số hình ảnh tại làng Hoà An xưa:
![]() |
Vó bắt cá |
![]() |
Ụ rơm |

![]() |
Phòng xem mạch bốc thuốc nam tại làng Hoà An |
Thiên Hương