Vị trí: số 123/1 Phạm Hữu Lầu, phường 4,
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Liên hệ thuyết minh: 0673.851 259
- 0673. 874 745 - 0673.831 259.
Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần: Sáng (7g30 - 11g30) - Chiều (13g30 - 17g)
Liên hệ thuyết minh: 0673.851 259
- 0673. 874 745 - 0673.831 259.
Khu di tích mở cửa tất cả các ngày trong tuần: Sáng (7g30 - 11g30) - Chiều (13g30 - 17g)
Giới thiệu chung: Ðây là công trình ghi ơn cụ Phó
bảng Nguyễn Sinh Sắc (1862–1929), nhà nho yêu nước và là thân sinh của Chủ tịch
Hồ Chí Minh. Khu di tích Cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá
độc đáo ở tỉnh Đồng Tháp, được Bộ Văn hoá – Thông tin xếp hạng "Di tích
cấp quốc gia" ngày 09/4/1992.
Khu di tích mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được khởi công
xây dựng vào ngày 22/8/1975 sau 18 tháng thi công Khu Di Tích khánh thành vào
ngày 13/02/1977, tổng diện tích khoảng 3,6 ha. Với diện tích 3,6 ha, Khu di tích được chia thành ba khu vực
chính gồm: Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, Nhà sàn Bác Hồ và Ao sen.
Tất cả những công trình nơi đây không những được xây dựng rất kì công mà còn
chứa đựng nhiều ý nghĩa sâu sắc.
Năm 2009, được sự cho phép của Trung Ương Tỉnh uỷ - Uỷ Ban
Nhân Dân Tỉnh Đồng Tháp đã chỉ đạo Sở Văn hoá Thể thao Du lịch cho tiến hành mở
rộng Khu Di tích, Khu di tích sau khi được đầu tư, tôn tạo và mở rộng thêm hơn
6 ha với tổng kinh phí hơn 95 tỷ đồng. Diện tích sau khi mở rộng đã nâng toàn
bộ quần thể Khu di tích lên gần 10ha.
Một trong những công trình mới xây dựng 2010 có một điều rất đặc biệt đó là phục dựng lại khu làng hoà an xưa, ngôi làng mà trước đây cụ Sắc từng sinh sống. Ngoài ra còn có công trình nhà trưng bày được đầu tư xây dựng trưng bày những hiện vật, những bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Bên cạnh đó tại Khu di tích còn trưng bày hai tác phẩm điêu khắc nghệ thuật chạm trỗ gỗ nguyên gốc không ghép nối hình "Hoa sen và 12 con giáp" - "Trống đồng Đông Sơn và chín đầu rồng" được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận và xác lập ngày 18/12/2014.
Một trong những công trình mới xây dựng 2010 có một điều rất đặc biệt đó là phục dựng lại khu làng hoà an xưa, ngôi làng mà trước đây cụ Sắc từng sinh sống. Ngoài ra còn có công trình nhà trưng bày được đầu tư xây dựng trưng bày những hiện vật, những bức tranh về cuộc đời và sự nghiệp cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc.
Bên cạnh đó tại Khu di tích còn trưng bày hai tác phẩm điêu khắc nghệ thuật chạm trỗ gỗ nguyên gốc không ghép nối hình "Hoa sen và 12 con giáp" - "Trống đồng Đông Sơn và chín đầu rồng" được tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận và xác lập ngày 18/12/2014.
Ngày 02/12/2010 đã khánh thành giai đoạn 2 khu di tích cụ
Nguyễn Sinh Sắc, nhân dịp lễ giỗ 81 của cụ.
Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.
![]() |
Viếng Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc |
Hàng triệu khách du lịch trong và ngoài nước đã đến Đồng Tháp tham quan và
viếng mộ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc, thể hiện lòng biết ơn đối với Người đã có
công sinh thành Bác Hồ muôn vàn kính yêu.
![]() |
Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc |
1- Khu lăng mộ Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc:
Thân phụ Chủ tịch Hồ Chí Minh là ông Nguyễn Sinh Sắc, sinh
nǎm 1862 tại Làng sen, thuộc huyện Chung Cự, ngày nay là Huyện Kim Liên, Nam
Đàn, Nghệ An.
Cụ mất vào đêm 26 rạng sáng ngày 27/11/1929 nhầm ngày 26-27/10
năm Kỷ Tỵ, tại Hoà An, Cao Lãnh, hưởng thọ 67 tuổi.
Ngôi mộ của cụ lúc đầu chỉ là nắm đất đơn sơ bình thường,
sau đó được bà con đổ xi măng lên thành nắm mộ.
Sau khi nước nhà được hoàn toàn giải phóng thì Đồng Tháp cho
tiến hành xây dựng ngôi mộ của cụ. Ngôi mộ của cụ được giữ ở vị trí cũ được tôn
cao lên. Ngôi mộ cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc được ốp đá hoa cương móng cái,
Quảng Ninh mang vào.
Bia mộ của cụ được Trung Ương tỉnh uỷ UBND Tỉnh Đồng Tháp
làm lễ an vị vào ngày 6/4/2010 nhằm ngày 22/2 năm Canh Dần. Việc làm này thể
hiện sự tôn kính, lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân ta đối với thân sinh chủ
tịch Hồ Chí Minh phát huy truyền thống đạo lý “uống nước nhớ nguồn”.
Đồng thời làm tăng thêm nét đẹp kiến trúc, cùng như tính tôn
nghiêm của ngôi mộ. Phía trên ngôi mộ của cụ có một mái che, còn gọi là vòm mộ, vòm mộ giống như bàn tay xoè ra và úp xuống.
Trên vòm mộ có 9 đường gân nối dài, đầu mỗi đường gân là một
đầu rồng, 9 đầu rồng tượng trưng cho đồng bằng sông cửu long.
Ý nghĩa: nhân dân Đồng Tháp, cũng như nhân dân đồng bằng
sông cửu long lúc nào cũng muốn ôm ấp, bảo vệ ngôi mộ của cụ.
Khoảng giữa sân là hồ sen được xây dựng theo hình ngôi sao 5
cánh, tượng trưng cho lá cờ tổ quốc Việt Nam, ở giữa hồ sen có đài sen trắng vươn
cao lên tượng trưng cho cuộc đời thanh bạch giản dị của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh
Sắc. Đồng thời làm ta liên tưởng đến làng sen, quê hương của cụ ngày trước.
Ở tại khu di tích có rất nhiều cây kiểng quý hiếm được nhiều
nơi gửi tặng. Tại nơi đây có hai cây tuổi thọ rất là cao. Bên cánh trái ngôi mộ
của cụ là cây khế, bên cánh phải ngôi mộ của cụ đó là cây sộp
Tính thời điểm hiện tại cây khế đã được 288 năm tuổi, còn
cây Sộp tính đến nay cao tuổi hơn đã được 327 năm tuổi.
Hai cây này đều được gia đình ông Ngô Văn hay ở vùng Tân
Hưng, Sa Đéc, Đồng Tháp tặng cho Khu di tích
năm 1977 khi Khu di tích được khánh thành.
Hai cây này ngoài tuổi thọ cao dáng đẹp, nó còn có ý nghĩa
to lớn: gia đình ông Ngô Văn Hay (thầy giáo truyền) đào đường hầm bí mật dưới 2
cây này để nuôi giấu cán bộ cách mạng qua hai thời kì kháng chiến chống Pháp và
chống Mỹ, bọn quân địch chưa lần nào phát hiện ra.
Ngày 18/12/2014 hai cây cổ thụ được công nhận là cây di sản
Việt Nam đầu tiên tại Đồng Tháp
Khoa thi Tân Sửu (1901), Nguyễn Sinh Sắc đỗ Phó bảng, được Vua Thành Thái ban cờ, biển và hưởng lễ vinh qui bái tổ.
Lấy cớ đi thăm vài người bạn thân, ông Sắc đi bộ về quê để khỏi phải nhận lễ vinh qui bái tổ. Gặp bà con giữa đường, ông Sắc một mực từ chối lễ rước, khiến mọi người phải lăng trống, cuốn cờ, xếp võng cùng ông đi bộ về làng, vừa đi vừa chuyện trò thân mật.
Cụ chỉ làm quan trong một thời gian ngắn, sau đó cụ vào Nam Kỳ rồi ở luôn trong nầy. Ở đất này hai mươi năm cụ chỉ bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân, mà cũng không phải làm như các nhà nghề, vì cụ không có ý kiếm tiền.

2 - Khu đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc
![]() |
Quang cảnh trước đền thờ cụ Nguyễn Sinh Sắc |
![]() |
Chánh điện, nơi thờ cúng hương hồn cụ Sắc |
![]() |
Cuộc đời thanh bạch, giản dị của cụ Sắc |
Lấy cớ đi thăm vài người bạn thân, ông Sắc đi bộ về quê để khỏi phải nhận lễ vinh qui bái tổ. Gặp bà con giữa đường, ông Sắc một mực từ chối lễ rước, khiến mọi người phải lăng trống, cuốn cờ, xếp võng cùng ông đi bộ về làng, vừa đi vừa chuyện trò thân mật.
Cụ chỉ làm quan trong một thời gian ngắn, sau đó cụ vào Nam Kỳ rồi ở luôn trong nầy. Ở đất này hai mươi năm cụ chỉ bắt mạch bốc thuốc chữa bệnh cho nhân dân, mà cũng không phải làm như các nhà nghề, vì cụ không có ý kiếm tiền.
![]() |
Đêm 26 rạng sáng 27/11/1929 bà con tại Hoà An, Cao Lãnh làm lễ an táng và chôn cất cụ |
![]() |
Mộc bản triều nguyễn Di sản tư liệu Thế Giới |
![]() |
Trống đồng Đông Sơn |
![]() |
Trống đồng |
![]() |
Cặp Trống đồng đen |

XEM TIẾP: Làng hoà an xưa