Kiến nghị dự thảo Luật Giáo dục: quy định cấm xúc phạm thầy cô

II. Kiến nghị dự thảo Luật Giáo dục

1. Góp ý về quy định cấm xúc phạm thầy cô

Tôi cho rằng: Chỉ cần là lao động chân chính, tốt tính, thì bất kể người đó có là: một người công nhân, hay bác sĩ, kỹ sư, người giúp việc nhà, một bác nông dân hoặc một người bán hàng cũng đều cao quý như nhau. Nghề nghiệp không làm nên phẩm giá của một con người, mà tự mỗi người phải tạo nên phẩm giá của bản thân.

Thầy cô: sứ mệnh trăm năm trồng người
Giáo dục không chỉ là một nghề chỉ để kiếm tiền, mà đằng sau nó còn là cả một sứ mệnh đặc biệt và thiêng liêng: sứ mệnh trăm năm trồng người.

Người lại chính là nhân tố quyết định tương lai và vận mệnh của cả dân tộc, đất nước. Muốn biết sự hưng vong, suy thịnh của một quốc gia thì ta chỉ cần nhìn vào nền giáo dục của nước đó. Vì vậy sứ mệnh của một nhà giáo, sứ mệnh giáo dục là một trọng trách hết sức cao cả và thiêng liêng. Không phải ngẫu nhiên mà cha ông ta ví những người thầy, người cô là người cha, người mẹ thứ 2 của đời người.

Do đó: Giáo dục phải được ưu tiên làm "quốc sách hàng đầu"

Bản thân của việc giáo dục phải hướng con người đến sự văn minh, thuần thiện. Xã Hội vẫn còn xảy ra những tiêu cực, điều đó phản ảnh đến chất lượng nền giáo dục vẫn còn tồn tại những mặt yếu kém, hạn chế. Bên cạnh đó, những ý kiến trái chiều đó cũng có những mặt tốt riêng: nó còn là tấm gương để bản thân mỗi người tự soi rọi lại chính mình.

Tôi không phủ nhận việc Xã Hội vẫn có những con người hồ đồ, vô căn cứ không cần tìm hiểu thực hư câu chuyện vẫn vô tư xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác. Nhưng ta nói đi, thì cũng phải ngoảnh đầu lại và tự đặt câu hỏi: do đâu mà ra nông nỗi?

Trẻ sợ đến trường học
Có phải vì cứ cách không bao lâu Xã Hội lại phát hiện ra những vụ án chấn động: vụ việc cô giáo cho học sinh uống nước giẻ lau bảng, rồi đến những hình ảnh bị bạo hành ngược đãi dã man ở những cơ sở dạy trẻ mầm non thời gian qua cứ liên tiếp được đưa ra công luận ánh sáng gây phẫn uất, căm phẫn trong dư luận. Sự việc còn chưa nguôi lại đến những vụ án dâm ô trẻ em bởi chính kẻ được gọi với danh xưng cao quý là thầy giáo kia...!!!

Những vụ án chấn động đó thời gian qua nó cứ tiếp diễn liên tục, thậm chí càng ngày mức độ phạm tội lại càng tinh vi hơn, khủng khiếp hơn. Có phải vì công tác giáo dục và tính răn đe xử phạt còn yếu kém, thiếu tính nghiêm minh nên mới khiến tội phạm ngày càng không coi luật pháp ra gì?

Nếu chỉ có Giáo dục mà không có biện pháp chế tài - răn đe - uốn nắn thì cũng coi như muối bỏ vào bể, chỉ phí công vô ích. Muốn rút ngắn thời gian giáo dục, bên cạnh việc chấp pháp nghiêm minh - cần phải tuyên truyền sâu rộng để tạo sự lan toả mạnh mẽ: để mọi người cảnh tỉnh lấy đó làm gương, không dám sai phạm.

Vậy nên 3 mặt "Giáo dục - răn đe - tuyên truyền" luôn luôn lúc nào cũng phải song hành gắn liền với nhau.

Bởi lẽ đó, thời gian qua thật khó mà trách được khi phụ huynh, các em học sinh và nhiều người lại bị mất lòng tin lớn đến vậy.

Trên thực tế, có một sự ngộ nhận rất lớn ở đây. Mọi chuyện bắt nguồn từ việc Xã Hội quá dễ dãi trong việc đào tạo, cấp phép, công nhận danh xưng, danh hiệu đối với một nghề nghiệp vô cùng cao quý và thiêng liêng như nghề: nhà giáo - cho những kẻ cơ hội, những con quái vật vô lương tâm muốn khoác trên mình danh hiệu cao quý chỉ nhằm mục đích trục lợi bất chính.

Những con quái vật đó ngay cả tư cách làm con người còn chưa xứng đáng, thì làm sao có thể đem ra so sánh ngang hàng với những bậc nhà giáo chân chính mực thước, đáng kính, đáng trọng. Những kẻ vô lương tâm đó, chính là trường hợp "một con sâu làm sầu nồi canh" là nỗi ô nhục khủng khiếp đối với nền giáo dục nước nhà.

Qua sự việc này, tôi còn muốn kể thêm một câu chuyện nữa: câu chuyện này cũng bắt nguồn từ một vụ án ấu dâm chấn động, sau sự việc này những người bạn của tôi vô cùng căm phẫn: "Mấy thằng già chó.ó đâm này!!! Tại sao đã bao nhiêu trường hợp xảy ra rồi mà chưa thằng nào bị thiến hả!??? Tịch thu vũ khí gây tội ác của lũ thú này đi chớ!!! Hà bá, âm trì, trời đánh, tháh đâm, chó táp, gà mổ, kiến tha, chuột gặm tụi bây!!!"

Có nhiều thím nghe xong dạy bảo: con nít mà mất day, hỗn hào vô lẽ với người già cả lớn tuổi coi chừng khẩu nghiệp.

Xin thưa, có gì sai sao???

Con cháu có sự kính trọng bởi vì ông bà, cha mẹ, thầy cô là những người mực thước hiểu biết lý lẽ, sống có tấm lòng, có chuẩn mực đạo lý làm người - chứ đâu phải kính trọng chỉ vì số tuổi của người đó?!

Chữ Tâm: thành bại nên hư bởi chữ này
Truyền thống của người Việt Nam thường dạy con cháu: kính lão đắc thọ. Bởi thời xưa, những cụ già lớn tuổi, khi sống càng lâu năm sẽ có càng nhiều những trãi nghiệm sống quý báu. Các cụ sẽ truyền dạy lại cho con cháu những điều hay ý đẹp, dạy lớp trẻ biết phân biệt đúng sai phải trái ở đời. Từ đó con cháu mới có sự kính nể yêu quý.

Thời nay... ngẫm lại mà đau xót. Cũng có những con người mang tiếng sống gần hết đời người, bạc hết mái đầu, mà phải trái bất phân, sống chẳng để lại giá trị gì cho con cháu. Còn làm ra những chuyện đồi bại mất hết tính người, chẳng những huỷ hoại hết thanh danh dòng họ, còn để lại nổi nhục nhã ê chề cho con cháu, tổ tiên. Thử hỏi cả quảng đời sau, con cháu khi đi ra đường làm sao có thể dám ngẩng đầu lên mà nhìn thiên hạ???

Tôi thà chấp nhận bị gọi là đồ mất dạy, côn đồ, hỗn hào, xấc xược chứ không thể sống theo cái tư duy quái thú, thứ đạo lý rác rưởi, tanh hôi, nhơ bẩn của mấy thím được.

Quan điểm của tôi rất rõ ràng, sự việc ở trên đó là trường hợp sau khi đã có kết luận, điều tra rõ ràng của công an, toà án. Nó khác với việc khi chúng ta chỉ nghi ngờ nhưng chưa có bằng chứng xác thực cụ thể:

Không ai cấm anh nói. Anh được phép tự do ngôn luận, nhưng sự tự do đó đến chừng mực nào? Anh nói dựa trên cơ sở nào?

Có lần tôi viết bài kể về những kỉ niệm thời cấp 3. Trong bài có nhắc đến những kỉ niệm về Thầy chủ nhiệm (thầy tôi khoảng 50 tuổi dạy môn Toán chủ nhiệm lớp tôi suốt 3 năm), khi viết bài tôi kể đến những chi tiết: lớp tôi khi đó đã đặt biệt danh cho Thầy là "tiến sĩ gây mê" thầy biết được nhưng không hề buồn giận gì lớp. Trong tiết dạy của Thầy bọn tôi lại còn thường hay che tập ngủ. Tôi nghĩ Thầy đứng trên bục thấy hết, biết hết nhưng Thầy vẫn không la rầy gì lớp. Hàng tuần khi đến giờ sinh hoạt chủ nhiệm, nhóm tôi lại hay bị thằng tổ trưởng báo cáo "méc" trước lớp vì 2 tội: nói chuyện, ăn vụng trong giờ học, nhưng Thầy nghe xong vẫn không lần nào la rầy gì nhóm. Những đứa bạn cùng lớp thời cấp 3 với tôi, chúng nó đọc bài xong thì lao vào í ới tâm sự ôn lại chuyện cũ. Trong số đó, có một số bạn (không phải bạn học) đọc xong nhắn lại cho tôi với thái độ khó chịu, bảo với tôi rằng: Thầy không tốt, thấy học trò ngủ gật trong lớp như vậy mà không la rầy, không khuyên, không sửa sai là rất ác, là đang tiếp tay dung túng cho lũ học sinh hoành hành.

Bởi không học cùng lớp, nên bạn này đâu hiểu và biết được hết những chuyện mà lớp tôi đã từng trãi qua. Hơn nữa trong một bài viết, tôi cũng không thể nào cùng lúc kể hết (nhớ hết) tất cả những chi tiết liên quan để có thể kể một cách đầy đủ và cặn kẽ cho các bạn nghe hết được, như việc: Thầy không chỉ chủ nhiệm lớp tôi, mà còn dạy cả những lớp cùng khối khác, vào tiết sinh hoạt lớp năm đầu tiên Thầy thường hay tâm sự với lớp tôi rằng: những lớp khác tụi nó quậy đến nổi có hôm Thầy vào lớp chỉ để ngồi la mắng tụi nó, bảo tụi nó phải cố gắng học tốt để không phải ân hận về sau. Năm tôi học nếu học sinh thi học kì dưới điểm trung bình thì bắt buộc phải đi học phụ đạo thêm, thì gần như đến hơn nữa lớp thầy dạy đó phải đi học thêm phụ đạo. Còn lớp tôi, không một học sinh nào phải học thêm phụ đạo môn Thầy hay bất cứ môn nào khác. Hơn nữa phong trào thi đua trong khối, lớp tôi lúc nào cũng giành hạng nhất nhì khối về mức độ chăm ngoan, các thầy cô bộ môn cũng thường xuyên khen lớp tôi trước mặt Thầy.

Tôi nhớ chỉ có một trường hợp duy nhất năm lớp 10, lớp có một sự cố gây chấn động lớn. Lúc đó là lần đầu tiên cũng là lần duy nhất Thầy chủ nhiệm tôi rất giận dữ, vào la cả lớp suốt buổi sinh hoạt. (nhưng theo tôi, việc thầy la lớp lần đó là phản ứng bình thường, không la mới lạ). Tính Thầy chủ nhiệm tôi ôn hoà, lại hiền lành, ít nói, chỉ những khi Thầy giận lắm, Thầy mới la và nói nhiều như thế. Nên hôm đó cả lớp rất sợ đứa nào đứa nấy đều im phăng phắt ngồi nghe. Sau ngày đó mọi phong trào thi đua học tập, cả lớp đều cố gắng làm hết sức hết mình với mong muốn sẽ làm Thầy vui trở lại. Trong suốt 3 năm học, 3 năm Thầy làm chủ nhiệm lớp, lần đó là lần đầu tiên, cũng là lần duy nhất Thầy la mắng lớp. Còn sở dĩ thấy tụi tui ngủ gật mà Thầy không la!? Bởi vì tụi tui học môn Thầy rất giỏi: tới tiết giải bài tập, kiểm tra trong lớp, hay thi học kì hầu hết đều đạt điểm tuyệt đối. Hơn nữa chính Thầy còn phải công nhận biệt danh "tiến sĩ gây mê" bởi vì Thầy cũng hiểu những tiết học lý thuyết Toán rất khô khan, nhàm chán. Trong khi bọn tui bằng chính sức mình làm bài đều đạt điểm cao tuyệt đối, thành tích thi đua trong khối lại luôn đứng nhất nhì. Tôi nghĩ chắc chắn Thầy cũng có sự so sánh giữa tụi tui với các lớp khác, thì một chút nghịch ngợm cũng không là gì quá đáng đến mức để Thầy phải giận hết (phải nói thêm là vì đa số trong lớp mấy tổ khác nó quá ngoan đi, nó im phăng phắt, nên nhóm tui mới bị thằng tổ trưởng đặc biệt soi kĩ như vậy, chứ thật ra tụi tui cũng biết chừng mực, nói chuyện cũng nói khẽ, cũng biết tôn trọng thầy cô, chưa để thầy cô bộ môn phải la rầy nhắc nhở, chứ không phải nói chuyện kiểu la lối om sòm... với thời học sinh mà, nghiêm túc quá thì chán chết, còn gì là thú vị nữa)

Nói ngắn gọn như vầy cho dễ hình dung. Cũng giống như việc khi bạn phát âm sai:
  • Nếu gặp người Mỹ họ sẽ ngay lập tức sửa sai cho bạn - Vì họ nghĩ rằng như vậy sẽ giúp bạn tốt hơn
  • Nếu gặp người Úc họ sẽ im lặng không đề cập đến lỗi sai của bạn - Vì họ cho rằng nếu họ nói ra lỗi sai của bạn sẽ làm bạn bị tổn thương.
  • Có những học sinh dù cho cha mẹ, thầy cô có la rầy, mắng chưởi cỡ nào đi nữa, thì các học sinh ấy cũng không chịu học.
  • Nhưng một số học sinh khác lại có ý thức rất cao, tự biết chừng mực, không thích người khác phải nói nhiều, nói tới nói lui, nói nặng nói nhẹ mà sẽ tự giác sửa, tự giác học tốt.
Do đó, phương pháp dạy học cần phải linh hoạt. Cần phân loại được nhiều dạng đối tượng học sinh khác nhau, để có những phương pháp dạy phù hợp và hiệu quả nhất đối với từng đối tượng đó.

Bên cạnh đó, đừng bao giờ nóng vội khi đánh giá một người. Đôi khi cùng một sự việc, mỗi người lại có cách nghĩ khác nhau, dẫn đến hành động cũng hoàn toàn khác nhau. Bởi vì mỗi người chúng ta là mỗi thực thể riêng biệt, độc lập, không ai giống nhau: từ dáng vóc bề ngoài, đến hình thể, cử chỉ, tiếng nói, sở thích, tâm tư tình cảm, hoàn cảnh sống... Vì vậy muốn đánh giá chính xác một người, việc đầu tiên cần phải hiểu rõ được người đó. Muốn hiểu được một người, là việc vô cùng khó, đôi khi phải cần một thời gian dài tiếp xúc, trò chuyện, gần gũi, phải tìm hiểu từ tính tình, sở thích, quan điểm, thói quen, cách sinh hoạt... của người đó thì mới mong có sự đánh giá chuẩn xác được.

Với tất cả những lý do trên quan điểm của tôi là không ủng hộ việc vu khống, xúc phạm:

Muốn bắt lỗi người khác, cho rằng người đó sai trái ít nhất anh phải có được bằng chứng cụ thể. Nếu nói không có cơ sở, không có lý lẽ, không có bằng chứng thì những lời anh nói sẽ trở thành vu khống, xuyên tạc, xúc phạm danh dự, nhân phẩm con người - thì cần phải chịu sự chế tài của luật pháp.

Trong Luật đã quy định rõ: Đối với hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác tuỳ theo tình tiết, mức độ nặng nhẹ có thể bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, Điều 31 Bộ luật dân sự 2005 (sử dụng hình ảnh của người khác để lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh), Điều 66 Nghị định 174/2013/NĐ-CP (gọi điện thoại, nhắn tin nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác), hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 121, Điều 122 Bộ luật hình sự 1999 về tội làm nhục, vu khống người khác, tuỳ theo mức độ hành vi có thể phạt tiền từ 10 triệu - 20 triệu đồng, và có thể bị phạt tù ít nhất từ 3 tháng - 2 năm hoặc 1 năm - 7 năm tù.

XEM TIẾP: QUY ĐỊNH ĐÃI NGỘ NHÀ GIÁO: LÀ HẾT SỨC CẦN THIẾT
Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post