Có nên áp dụng tiếp phương pháp thi trắc nghiệm? Giải pháp trong kỳ thi THPT quốc gia?

2. Có nên áp dụng tiếp phương pháp thi trắc nghiệm?

Để trả lời cho câu hỏi này ta cần phải so sánh giữa hình thức thi trắc nghiệm và tự luận

Thuận lợi: Kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 có gần 1 triệu thí sinh dự thi, toàn quốc bố trí 2.144 điểm thi chủ yếu tại các trường THPT và THCS. Điểm thi được bố trí về tận các huyện nên phụ huynh, học sinh rất thuận lợi trong việc đi lại, vấn nạn xe cộ ùn tắc, gây tai nạn giao thông trong mùa thi đã được giải quyết. Thí sinh không phải vất vả di chuyển, ở trọ nhiều ngày để tham gia các cuộc thi, giúp giảm bớt áp lực thi cử, tốn kém cho gia đình Xã Hội.

Ta làm một bài toán đơn giản: nếu mỗi gia đình của 1 triệu thí sinh dự thi tiết kiệm được 900 ngàn đồng (chi phí đi lại và thuê nhà trọ) thì tổng số tiền tiết kiệm được sẽ là 900 tỉ đồng.

Không chỉ vậy, việc áp dụng hình thức thi trắc nghiệm không chỉ giúp việc chấm điểm thi nhanh hơn, giúp giảm thiểu thù lao chấm thi. Hơn nữa còn giúp tiết kiệm công sức, giảm thiểu thời gian chi phí đi lại của các cán bộ chấm thi.

Cụ thể: Tại Tỉnh Tây Ninh hàng năm trung bình có khoảng 8.000 thí sinh dự thi, việc chấm thi tự luận sẽ tiêu tốn khoảng 800 triệu đồng thù lao chấm thi. Năm nay chỉ còn một môn thi tự luận dự kiến tỉnh Tây Ninh sẽ tiết kiệm được khoảng 500 triệu đồng.

Như vậy, nếu 1 triệu thí sinh dự thi năm 2018 sẽ giúp tiết kiệm thêm 62,5 tỉ đồng.

Tiêu cực: Thực tế vừa qua, trong kỳ thi THPT quốc gia 2018 đã lộ ra những "kẻ hở" mà một số đối tượng đã lợi dụng vào đó để luồng lách, gian lận. Điển hình là tiêu cực ở Hà Giang trong việc sửa bài thi, sửa điểm thi trắc nghiệm, nghiêm trọng hơn là sự việc ở Sơn La đã làm mất dữ liệu gốc bài thi trắc nghiệm.

Đối với một cuộc thi cấp quốc gia, quy mô trên diện rộng khắp cả nước thì vấn đề tiêu cực phát sinh là chuyện khó tránh khỏi. Nhưng quan trọng nhất đó là cần có những biện pháp ngăn chặn đối phó hữu hiệu, để những vấn nạn tiêu cực này không thể xảy ra ở những mùa thi năm sau.

3. Giải pháp loại bỏ tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia:

  1. Thêm ô kết quả cuối cùng ở cuối mỗi câu trắc nghiệm
  2. Gắn camera giám sát tại phòng quét dữ liệu bài thi trắc nghiệm, và trước tủ khoá chứa bài thi. Camera được kết nối wifi internet để tất cả mọi người có thể theo dõi kiểm tra 24/24.
  3. Sau khi thi xong, lập tức quét tất cả bài thi trắc nghiệm, dưới sự chứng kiến của tất cả mọi người (có camera giám sát): sau khi quét xong, tất cả mọi người, thầy cô, giám thị coi thi bắt buộc đều phải lưu trữ tất cả file ảnh bài thi, để làm cơ sở đối chiếu khi cần. Đồng thời mỗi tỉnh sẽ gửi file ảnh về Bộ Giáo dục qua thư mục đồng bộ Dropbox.
  4. Tủ khoá chứa tất cả bài thi trắc nghiệm phải được khoá 3 ổ khoá và trên mỗi ổ bắt buộc phải có chữ kí của 3 bên: Sở Giáo dục, Công An và Trường Đại Học.

1. Ở cuối mỗi câu trắc nghiệm thêm vào ô kết quả cuối cùng: thể hiện đáp án cuối cùng của mỗi câu (theo kết quả đã được tô bằng viết chì), ô kết quả cuối cùng ở cuối mỗi dòng sẽ được viết bằng chữ cái (bút mực).
Giải pháp loại bỏ tiêu cực trong thi trắc nghiệm THPT quốc gia

Ghi chú: Việc này sẽ giúp tránh được tình trạng gian lận tẩy xoá (thay đổi kết quả tô chì) trên bài thi trắc nghiệm của thí sinh.

Ô kết quả cuối cùng này thí sinh chỉ được viết kết quả vào khi thời gian làm bài thi kết thúc (dành thêm 5 phút để thí sinh ghi kết quả đã làm (tô chì) vào ô kết quả cuối cùng (bút mực)).

Ô kết quả cuối cùng này không được tẩy xoá, không được thay đổi. Nếu bài thi sau khi chấm phát hiện điểm bị chênh lệch, sẽ chấm phúc khảo. Khi chấm phúc khảo sẽ căn cứ vào ô kết quả cuối cùng, nếu ô nào bị bôi xoá hoặc thay đổi đáp án sẽ không được tính điểm.

Lưu ý: Ô kết quả cuối cùng không được để trống, nếu không có đáp án phải đánh dấu "X"

Ở nước ngoài, sở dĩ Singapore hay Mỹ họ không làm thêm ô kết quả cuối cùng viết bằng chữ (bút mực) vì:
  • Thứ 1 họ chấm bài thi SAT trực tiếp trên máy, bởi hình thức thi SAT không tập trung. 
  • Thứ 2 nếu có chấm thi trên giấy đi nữa, ở đất nước họ hiếm khi xảy ra tiêu cực trong giáo dục do đó mới không làm thêm ô kết quả cuối cùng.
2. Việc rọc phách mỗi bài thi, hoặc cấm thí sinh bôi xoá trong bài mục đích chính là để tránh tình trạng đánh dấu bài thi. Hạn chế tình trạng sau khi rọc phách, nhân viên chấm thi có thể sẽ nhận dạng bài thi qua những điểm đánh dấu, sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, gian lận điểm thi bằng cách: chỉnh sửa bài thi làm sai lệch kết quả thi hoặc chấm điểm thiên vị, làm sai lệch điểm số.

Ở mỗi bài thi trắc nghiệm nếu có thêm ô kết quả cuối cùng sẽ rất khó bôi xoá thay đổi kết quả, điểm thi. Nhưng trên đời này không có gì là tuyệt đối, do đó ta vẫn phải kèm theo biện pháp ngăn chặn tiếp theo:

Sau mỗi môn thi, các giáo viên coi thi sẽ thu gom hết bài thi trắc nghiệm tại phòng thi đem về phòng lưu trữ. Cán bộ lưu trữ sẽ kiểm tra niêm phong bài thi trước sự giám sát của camera giám sát, công an, báo chí và cán bộ coi thi của từng phòng thi phải lên xác nhận tem niêm phong trước sự chứng kiến của tất cả các thầy cô (bao gồm thầy cô giảng viên ở trường đại học làm nhiệm vụ giám sát hoặc coi thi, các thầy cô và cán bộ coi thi ở các điểm thi). Sau khi kiểm tra niêm phong, cán bộ lưu trữ lập tức quét các bài thi của từng phòng thi sang máy tính, (điều kiện bắt buộc máy tính chứa ảnh quét và phần mềm chấm thi không được kết nối mạng internet - công chức và lãnh đạo Sở Thông Tin & Truyền Thông sẽ phụ trách giám sát máy tính thời điểm quét có cấm dây mạng hoặc thiết bị USB 3G, 4G hay không) máy tính sẽ được kết nối với máy chiếu, sẽ trình chiếu toàn bộ quá trình quét dữ liệu hình ảnh bài thi trắc nghiệm trước sự giám sát của tất cả mọi người. Khi hoàn tất, tất cả thầy cô, các đơn vị bắt buộc dùng USB, hoặc ổ cứng di động sao chép lưu trữ lại toàn bộ file hình ảnh bài thi của tất cả thí sinh dự thi để làm cơ sở khi cần đối chiếu kiểm tra về sau. Cán bộ coi thi, phải có trách nhiệm tự chấm điểm những bài trắc nghiệm của các em ở phòng thi của mình sau đó đối chiếu lại kết quả cuối cùng mà máy chấm (sau khi công bố kết quả). Hoặc dữ liệu ảnh các bài thi trắc nghiệm có thể đăng công khai, hay gửi cho các em thí sinh để các em có thể tự kiểm tra và đối chiếu lại kết quả sau khi tỉnh công bố kết quả thi.

3. Ngoài ra, camera giám sát tại phòng quét dữ liệu bài thi trắc nghiệm, và trước tủ khoá chứa bài thi phải được kết nối wifi internet để tất cả mọi người có thể theo dõi kiểm tra 24/24 (người cài đặt camera cung cấp mật khẩu, tài khoản, hướng dẫn các bước thiết lập phần mềm để người dân trên toàn quốc có thể giám sát trực tiếp phòng lưu trữ bài thi 24/24 mọi lúc mọi nơi, tốt nhất tỉnh nào nên giám sát tỉnh đó)

4. Sau khi quét, tất cả các bài thi được cất trong tủ. Tủ khoá chứa tất cả bài thi trắc nghiệm phải được khoá 3 ổ khoá và trên mỗi ổ bắt buộc phải có chữ kí của 3 bên: Sở Giáo dục, Công An, Trường Đại Học. Tủ khoá ngoài việc được an ninh bảo vệ 24/24 còn phải được camera giám sát 24/24 có kết nối internet phát công khai để tất cả mọi người cùng giám sát (Chìa khoá được giao cho 3 đơn vị nắm giữ, việc này cần duy trì cho đến khi qua thời gian chấm phúc khảo điểm thi thì trả hồ sơ về cho Sở Giáo dục quản lý)

Việc gửi dữ liệu ảnh bài thi cho Bộ Giáo dục phải dùng một máy tính khác được kết nối internet đường truyền tốc độ cao (để an toàn dữ liệu máy tính dùng quét ảnh và chứa phần mềm chấm bài thi không được kết nối internet). Cài đặt phần mềm Dropbox để đồng bộ dữ liệu giữa thư mục máy tính của các Tỉnh thành và thư mục máy tính của Bộ Giáo Dục. Sau đó copy dữ liệu ảnh quét bài thi cho vào thư mục Dropbox máy tính ở Tỉnh để đồng bộ dữ liệu. Việc này giúp dữ liệu đồng bộ tức thì, máy tính ở Bộ Giáo Dục sẽ ngay lập tức nhận được file dữ liệu ảnh quét của các Tỉnh.

Cách làm này sẽ giúp hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng tiêu cực gian lận trong khâu chấm thi, sửa điểm bài thi và có thể để mỗi tỉnh tự chấm và công bố điểm bài thi. (Ngoài ra chẳng may nếu gặp phải tình trạng xấu nhất, bài thi gốc bị mất cũng sẽ dễ dàng đối chiếu với các dữ liệu lưu trữ của các thầy cô, các đơn vị khác)

XEM TIẾP: KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP TỐI ƯU TRONG TƯƠNG LAI
Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post