Hướng dẫn cách chọn dây điện trong xây dựng nhà | P2: Thực hành

B. THỰC HÀNH

V. Cách tính công suất chịu tải và lựa chọn dây điện 

Tính toán và lựa chọn dây dẫn điện cần phải thực hiện theo các bước sau đây.
  1. Xác định nguồn điện sẽ dùng
  2. Tính tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà
  3. Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở, bao gồm ba bước nhỏ:
    • Lựa chọn đọan dây ngoài trời (Điện lực làm)
    • Lựa chọn đọan cáp điện kế (Điện lực làm) 
    • Lựa chọn dây điện cho từng nhánh nhỏ đến từng thiết bị tiêu thụ điện trong nhà (Chủ nhà chọn)

1. Xác định nguồn điện sẽ dùng

 Hướng dẫn cách chọn dây điện trong xây dựng nhà mớiBước này phải căn cứ vào nguồn cấp của điện lực ở từng địa phương, nếu hộ gia đình chỉ xài thiết bị điện 1 pha và nguồn cấp tại địa phương của Điện lực chỉ có nguồn 1 pha 2 dây (1 nóng, 1 nguội như đã nêu ở mục I.1) thì áp dụng được. 


Trong trường hợp này vẫn có thể chọn nguồn “1 pha 3 dây” để dùng (như đã nêu ở mục I.2), nhưng phải thiết kế thêm hệ thống nối đất cho hệ thống điện trong nhà, phía sau đồng hồ điện. 

Lưu ý: Hầu hết nguồn điện dùng cho nhà ở hiện nay ở Việt Nam là nguồn 1 pha 2 dây.

2. Tính tổng công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà

Thiết bị tiêu thụ điện là những thiết bị hoạt động bằng năng lượng điện. 

Các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà ở có thể kể ra như: Đèn điện, quạt điện, nồi cơm điện, tivi, máy vi tính, máy sấy tóc, bàn ủi, lò nướng vi sóng, ấm siêu tốc, tủ lạnh, máy giặt, máy điều hòa nhiệt độ, máy bơm nước, đầu máy, âm li… 

Trên mỗi thiết bị tiêu thụ điện, hầu hết đều có ghi trị số công suất, có đơn vị là: W (Woat) hoặc KW (Kilô-Woat) hoặc HP (Horse Power- Sức ngựa)

Một cách gần đúng, có thể xem tất cả các công suất ghi trên các thiết bị là công suất tiêu thụ điện.

Việc tính tổng công suất là liệt kê và cộng lại tất cả trị số công suất của các thiết bị tiêu thụ điện trong nhà nhằm xác định công suất tiêu thụ điện tổng của cả ngôi nhà của bạn.

Khi gặp các đơn vị công suất khác nhau thì quy đổi sang cùng một đơn vị như sau: 
  • 1KW = 1.000W
  • 1HP = 750W

3. Lựa chọn dây điện cho từng phần của nhà ở 

Đây là bước cuối cùng tìm ra các cỡ dây điện cần phải dùng cho ngôi nhà của bạn. Tùy theo công suất chịu tải của từng nhánh trong sơ đồ điện, người dùng có thể chọn nhiều loại dây điện, cỡ dây khác nhau. 

Ví dụ: Tính toán lựa chọn dây dẫn điện cho một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu 

Yêu cầu: Hãy chọn lựa dây dẫn điện cho hệ thống điện của một ngôi nhà 1 trệt 1 lầu, đi dây âm tường, tất cả thiết bị điện trong nhà sử dụng điện 1 pha 220V, và có công suất của các thiết bị điện trong nhà chi tiết như sau: 
TẦNG TRỆT
TẦNG LẦU
Tên thiết bị
Công suất
Số lượng
Tổng công suất
Tên thiết bị
Công suất
Số lượng
Tổng công suất
Bóng đèn huỳnh quang 1,2m
40W
8
40 x 8 = 320W
Bóng đèn huỳnh quang 1,2m
40W
5
40 x5 = 200W
Đèn LED trang trí
20W
5
20 x 5 = 100W
Đèn LED trang trí
20W
3
20 x 3 = 60W
Quạt điện
100W
4
100 x 4 = 400W
Quạt điện
100W
3
100 x 3 = 300W
Nồi cơm điện
600W
1
600 x 1 = 600W
Máy điều hòa nhiệt độ 1,5HP
1125W
1
1,5 x 750 x 1 = 1125W
Tivi
150W
1
150 x 1 = 150W
Tivi
150W
1
150 x 1 = 150W
Đầu máy + ampli
150W

150 x 1 = 150W
Bộ máy vi tính
500W
1
500 x 1 = 500W
Lò nướng
1000W
1
1000 x 1 = 1000W
Máy sấy tóc
1000W
1
1000 x 1 = 1000W
Bàn ủi
1000W
1
1000 x 1 = 1000W
Ấm siêu tốc
1800W
1
1800 x 1 = 1800W
Máy điều hòa nhiệt độ 1,5HP
1125W
2
1,5 x 750 x 2 = 2250W




Máy giặt 7kg
750W
1
750 x 2 = 1500W




Máy bơm nước
750W
1
750 x 1 = 750W




Ấm siêu tốc
1800W
1
1800 x 1 = 1800W




TỔNG


10.020W



5.135W

Đáp án:

Bước 1: Xác định loại nguồn điện sẽ dùng: 

Vì tất cả các thiết bị điện trong nhà đều sử dụng điện 1 pha 220V, nên ta chọn nguồn điện thông dụng nhất là nguồn 1 pha 2 dây. 

Bước 2: Tính tổng công suất thiết bị tiêu thụ điện: 

Cộng tất cả công suất của các thiết bị của tầng trệt, tầng lầu và công suất tổng của cả nhà ta có số liệu sau.
  • Tổng công suất tầng trệt: 10.020W
  • Tổng công suất tầng lầu: 5.135W
  • Tổng công suất cả nhà: 15.155W
Bước 3: Lựa chọn dây dẫn cho từng phần của nhà ở (Bỏ qua 2 bước bưu điện làm)

Lựa chọn dây điện cho từng nhánh nhỏ đến từng thiết bị tiêu thụ điện trong nhà (Chủ nhà chọn) 

Ngôi nhà có 1 trệt và 1 tầng lầu, hai tầng có công suất tiêu thụ chênh lệch nhau khá lớn, do đó để tiết kiệm người dùng có thể phân làm 2 nhánh. Đường dây cho 2 nhánh chính này người dùng nên chọn loại dây điện (CV).

*Nhánh 1 cho tầng trệt:

Tầng trệt có tổng công suất là 10.020W = 10,02KW. 

Đoạn dây cho nhánh tầng trệt là đoạn dây điện phải chịu được tổng công suất cho nhánh tầng trệt là 10,02KW. 

Tuy nhiên, hầu như không có thời điểm nào mà tất cả các thiết bị điện tại tầng trệt họat động đồng thời cùng một lúc, cho nên ta có thể giảm công suất thực tế xuống còn khoảng 80% trên tổng công suất tính toán rồi mới chọn lựa dây dẫn theo công suất đã được giảm. 

Khi giảm xuống 80% ta chọn hệ số đồng thời (kđt) = 0,8

=> Lúc đó công suất để chọn dây dẫn là 10,02 x 0,8 = 8,16KW. 

Tra ở bảng 1 ta thấy với công suất 8,16 KW phù hợp với dây điện CV tiết diện ruột dẫn 5mm2, như vậy bạn có thể chọn dây điện CV 5mm2, hoặc 6mm2 cho nhánh 1 (tầng trệt).  

**Nhánh 2 cho tầng lầu:

Tầng lầu có tổng công suất là 5.135W = 5,135KW.

Tương tự như cách tính ở nhánh 1, công suất để chọn dây dẫn là 5,135 x 0,8 = 4,108KW. 

Tra ở bảng 1 ta thấy với công suất 4,108KW phù hợp với dây điện CV tiết diện ruột dẫn 2.5mm2, như vậy bạn có thể chọn dây điện CV 2.5mm2, hoặc 3mm2 cho nhánh 2 (tầng lầu). 

***Dây cho từng nhánh nhỏ (ổ điện và thiết bị):

Theo lý thuyết, mỗi thiết bị điện có công suất khác nhau sẽ chọn từng cỡ dây riêng phù hợp với nó. Ưu điểm của việc này là tiết kiệm được chi phí dây dẫn điện, nhưng lại rất phức tạp cho việc mua dây cũng như đi đường dây, sự phức tạp này nhiều khi cũng mất nhiều thời gian và gây tốn kém. 

Do đó, cách tốt nhất ta nên chọn theo khu vực: phòng khách, phòng ngủ, bếp, phòng tắm.., khi trong khu vực không có thiết bị nào có công suất lớn cá biệt thì người dùng có thể chọn một cỡ dây và dùng chung cho tất cả các thiết bị. 

Công suất sử dụng ở các ổ cắm thường không cố định, không biết trước chắc chắn, vì đôi khi có hai hay nhiều thiết bị sử dụng chung một ổ cắm, do đó, để đảm bảo, người dùng nên chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp so với cỡ dây dự định dùng chung cho tất cả các thiết bị điện. 

Tùy theo cách lắp đặt, người dùng có thể chọn loại dây đơn cứng hoặc dây đôi mềm, ngôi nhà trong ví dụ này có yêu cầu đi dây âm tường nên ta chọn dây điện CV Cadivi cho tất cả các thiết bị. 

Thí dụ: Ta thấy công suất của máy điều hòa nhiệt độ có công suất 1,5HP (1,125kW), tra bảng 3 ta thấy dây CV tiết diện ruột dẫn 0,75mm2 là phù hợp, tuy nhiên cần chọn dây cho ổ cắm hơn một cấp để đảm bảo an toàn, cho nên người dùng có thể chọn dây CV 1,0mm2.

Tóm lại: Các loại dây, cỡ dây đã được tính toán lựa chọn cho ngôi nhà trên như sau:
  • Dây cho nhánh 1 tầng trệt: dây CV Cadivi 5mm2 hoặc 6mm2
  • Dây cho nhánh 2 tầng lầu: dây CV Cadivi 2.5mm2 hoặc 3mm2
  • Dây cho các thiết bị điện và ổ cắm trong phòng: dây CV Cadivi 1,0mm2
  • Dây cho ổ cắm riêng ở khu vực bếp, nhà tắm: dây CV Cadivi 2,0mm2
Ghi chú: Các bạn cũng có thể lựa chọn lắp đặt các loại dây dẫn điện không chì (LF-CV hoặc LF-PVC) không tác hại cho con người và môi trường, với tiết diện ruột dẫn giống như đã lựa chọn ở trên.

Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post