Võ Tắc Thiên: Mối hận ngàn thu

HỒI 12: VÕ TẮC THIÊN - MỐI HẬN NGÀN THU

Có thể nói: Tình yêu của Mỵ Nương đối với Lý Thế Dân là một lòng một dạ, là sống chết sinh tử.

Tôi tin vào tình yêu của Mỵ Nương. Hơn hết tôi càng có lòng tin vào cách nhìn người của Bệ Hạ.

Bệ Hạ là ai chứ? Từ việc Tề Vương và Thái Tử âm mưu làm phản có thể thấy được Bệ Hạ là người rất anh minh sáng suốt, sớm từ rất lâu đã phát hiện, đã nhìn thấu dã tâm của bọn chúng. Tất cả đều không qua được cặp mắt của người. Lẽ nào người không thể nhìn ra tâm địa xấu xa của những nữ nhân chốn Hậu Đình hay sao??? 

Tình yêu của Võ Như Ý với vua Lý Thế DânHậu cung là nơi kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, đã không ít lần Mỵ Nương bị chính những tỷ muội thân thiết bán đứng hãm hại. Hết Trịnh Uyển Ngôn, rồi đến Đức Phi, Thục Phi và sau cùng là người tỷ muội đã kết nghĩa Kim lan mà bà từng kính trọng và yêu thương nhất Từ Huệ đã từng người, từng người một lợi dụng lòng tin của bà rồi sau đó là hãm hại muốn đưa bà vào chổ chết.

"Không cầu cuộc đời vui vẻ, chỉ cầu không thẹn với lòng mình" - Là câu nói khi Võ Như Ý mới nhập cung đã nói với Từ Huệ.

Có lẽ do ông trời thương xót, che chở cho bà tai qua nạn khỏi hết lần này đến lần khác. Bởi trước nay bà chưa bao giờ bày mưu tính kế muốn làm hại bất cứ một ai. Cái bà làm chỉ là phản kháng lại trước những mưu đồ độc ác đó.

- Bởi: "Nếu không phản kháng lại tức là ngồi chờ chết"

Luận dung mạo, luận trí tuệ các nữ nhân khác trong cung không hề kém Võ Như Ý. Nhưng Bệ Hạ tại sao lại không hề động lòng với vô số các phi tần khác trong Hậu Cung? Tại sao cả cuộc đời ông, chỉ dành sự quan tâm đặc biệt đối với 2 người con gái: một người là Văn Đức Hoàng Hậu, người còn lại là Võ Như Ý!?

Có thể khẳng định, tình cảm mà Võ Mỵ Nương dành cho Lý Thế Dân nếu không phải là thâm tình sâu nặng, không phải là đồng sinh cộng tử thì Bệ Hạ đã không vì một nữ nhân mà khổ tâm đến vậy. Hết lần này đến lần khác Tể Tướng Trưởng Tôn Vô Kỵ và các quần thần làm áp lực đối với ông đòi phải giết Võ Mỵ Nương. Lý Thế Dân vì muốn bảo vệ Mỵ Nương mà đã tìm đủ mọi cách để bà không bị ám hại!

"Trẫm đáp ứng khanh không để nàng ấy mang cốt nhục của Trẫm." - Lời hứa của Bệ Hạ với Phụ cơ:

Việc này có thể lý giải được: là do Bệ Hạ nghĩ rằng đây là sự lựa chọn tốt nhất để bảo vệ Mỵ Nương.

Một mặt để Trưởng Tôn Vô Kỵ không có lý do để làm hại đến bà, và cũng để làm lắng dịu tin đồn về "Nữ Chủ Võ Thị" tránh việc quần thần lại đem nó ra làm áp lực đối với ông. Mặt khác cũng để bà có thể bình an yên ổn sống trong chốn Hậu Cung hiểm ác.

Nhưng cho đến giờ phút Lý Thế Dân hấp hối, Trưởng Tôn Vô Kỵ vẫn nhất định không chịu từ bỏ ý định thuyết phục Lý Thế Dân phải giết chết Võ Mỵ Nương:

- Phụ cơ ơi Phụ cơ chuyện đã đến nước này Khanh vẫn không chịu tha cho Nàng ấy sao? 

- Khanh đã quên lời thề mà bản thân Khanh đã hứa rồi sao?

- Bệ Hạ không phải người cũng đã làm trái lời thề cũng đã gặp Võ Mỵ Nương rồi sao?

- Tốt! Tốt! Phụ cơ Khanh quả nhiên có thủ đoạn nhất cử nhất động của Trẫm, Khanh lại nắm rõ như lòng bàn tay.

- Bệ Hạ coi như lão Thần cầu xin người một lần, Bệ Hạ người có biết hiện nay đã có triều thần đi theo Võ Mỵ Nương. Nếu như cô ta còn sống ở lại trong cung đợi đến khi lão thần từng người từng người chết đi Trí Nô tuyệt đối không phải đối thủ của cô ta.

- Hơn nữa nếu như lời tiên đoán "Nữ Chủ Võ Thị" thành sự thật. Người chỉ vì nhân hậu nhất thời mà cống cả Xã tắc Đại đường cho cô ta.

- Bệ Hạ đây là điều mà Người mong muốn sao? Lão thần có chết cũng sẽ không đồng ý. Bệ Hạ người nghĩ ngơi một lát đi, đợi khi người nghĩ thông rồi truyền Thần, Thần đợi bên ngoài điện.

- Ta làm Hoàng Đế bao nhiêu năm, Khanh cũng làm Thừa Tướng bấy nhiêu năm. Chúng ta cũng xem như cũng có đầu, có cuối. Trẫm đem các con và Giang san Đại đường giao phó cho Khanh.

- Phụ cơ, Trẫm biết Khanh có thành kiến với Võ Mỵ Nương, nhưng Trẫm vẫn tin Khanh.

- Phụ cơ, Trẫm cầu xin Khanh một chuyện, hãy hứa với Trẫm để cho Võ Mỵ Nương một con đường sống. Trẫm đã hạ chiếu chỉ để Nàng ấy ở Cảm Nghiệp Tự, Nàng ấy sẽ không gây trở ngại cho Giang sơn Đại đường. Có được không? Đồng ý rồi chứ?

- Đồng ý!

- Phụ cơ, vậy Trẫm đa tạ Khanh!

Sau khi sắp qua đời, ông quyết định cho truyền Trĩ Nô tới và giao cho một mật chỉ, nội dung mật chỉ đó nói rằng: "Sau này khi ông chết đi, nếu Võ Mỵ Nương mang thai, dù là trai hay gái phải đều lập tức giết chết đứa bé đó, chỉ giữ lại tính mạng của Võ Mỵ Nương". Và căn dặn kĩ rằng không được để mật chỉ này cho Trưởng Tôn Vô Kỵ biết.

Vua Lý Thế Dân là người thế nào? Ông đã sống hết đời người, đã từng bị chính huynh đệ, con ruột của mình bán đứng. Do đó đối với ông điều khó khăn nhất trong cuộc đời này chắc hẳn đó là đặt lòng tin vào một ai đó.

Nhưng mặt khác Lý Thế Dân cũng là một người nhân đức, rất trọng tình trọng nghĩa, bằng chứng là câu chuyện của ông với nhũ mẫu Bành Bà Bà, và cách ông hạ mình trước Trưởng Tôn Vô Kỵ để bảo vệ Mỵ Nương.

Trĩ Nô trước khi lên ngôi Hoàng Đế, đã có tình cảm với Mỵ Nương. Sau khi lên ngôi vua, Trĩ Nô muốn cưới Mỵ Nương. Sau cái chết của Lý Thế Dân, Mỵ Nương đau buồn không nguôi, tình cảm dành cho Lý Thế Dân vẫn rất sâu đậm, tất nhiên Mỵ Nương không đồng ý gã cho Trĩ Nô. Sau đó Cao Dương công chúa đến gặp Mỵ Nương đưa tấm mật chỉ đã bị cháy xém mà Lý Thế Dân đã truyền mật cho Trĩ Nô, cho Mỵ Nương xem. Để Mỵ Nương hiểu lầm về tình cảm của Lý Thế Dân dành cho cô.

Sau đó nhìn vào từng chữ, từng chữ một bút tích của Lý Thế Dân trên mật chỉ Mỵ Nương đã gào thét, điên cuồng gần như điên loạn:

Võ Tắc Thiên: Mối Hận Ngàn Thu*Tình nghĩa tỷ muội, tình người trong cung, hết Trịnh Uyển Ngôn, rồi Đức Phi, Thục Phi, Từ Huệ ai ai cũng lần lượt từng người, từng người một bán đứng bà, ám hại bà? Võ Mỵ Nương còn lại gì chứ? Cái bà có được duy nhất đó là Lý Thế Dân, là thứ niềm tin duy nhất còn sót lại! Nhưng rồi kết cuộc thế nào?

Bành bà bà đã nói không sai, bất cứ thứ gì khi đem so sánh với quyền lực cũng đều bị nó giẫm đạp không thương tiếc bao gồm cả tình thân, máu thịt thì có xá gì thứ tình yêu ngây thơ kia chứ!?

"Giữa Giang sơn và Mỹ nhân"

Cuối cùng thì Lý Thế Dân cũng đã chọn Giang sơn. Nhưng đau đớn nhất, là ông đã chọn cách này để bảo vệ Giang sơn.*

Kể từ thời điểm này, Võ Mỵ Nương đã chết. Niềm tin của bà cũng đã chết. Trong bà chỉ còn ôm mối HẬN NGÀN THU đối với Lý Thế Dân.

Sau đó, Mỵ Nương đã đồng ý gã cho Trĩ Nô, Võ Mỵ Nương được lập là Chiêu Nghi.

Năm 683, Khi Đường Cao Tông Lý Trị qua đời. Võ Tắc Thiên lần lượt đưa hai con trai của mình lên ngôi hoàng đế nhưng hai vị vua này đều không vừa lòng bà, Võ Tắc Thiên thiết triều với danh nghĩa Thái hậu

Tháng 9 năm 690, Võ Tắc Thiên đồng ý thực hiện lời khẩn cầu của quan lại và dân chúng, tự xưng đế đổi tôn hiệu là Võ Tắc Thiên (còn được gọi là Võ Hậu hoặc Thiên Hậu). Từ đó, Võ Tắc Thiên trở thành nữ Hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa.

Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post