Võ Tắc Thiên: Một người tàn độc hay chỉ là người phụ nữ đáng thương?

Nhắc tới Võ Tắc Thiên vị Nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử Trung Hoa không khó nhận ra đại đa số các nhà sử học thời đó đều có cái nhìn rất hà khắc đối với bà. Sử sách ghi lại đâu đâu cũng toàn lời chỉ trích, phê phán mạnh mẽ thậm chí còn có không ít từ ngữ mang tính đả kích, thoá mạ.
Võ Tắc Thiên ra trận giết giặc, kề vai sát cánh cùng Vua Lý Thế Dân
Võ Tắc Thiên ra trận giết giặc, kề vai sát cánh cùng Vua Lý Thế Dân

Kỳ thực, suy cho cùng thì những thứ được gọi là sách sử đó cũng chỉ là do con người viết ra - từ một cá nhân hoặc nhóm người nào đó. Hơn nữa ở một đất nước phong kiến hũ lậu hàng ngàn năm luôn đề cao tư tưởng "Trọng nam khinh nữ - Nam tôn nữ ti" đã ăn sâu vào gốc rễ, ngấm sâu vào máu thịt như đất nước Trung Hoa. Thì công bằng mà nói, khó tránh phải việc đưa cảm tính, đánh giá chủ quan và cách nhìn phiến diện của người viết vào đó. Hơn nữa đối với một số thứ đặc biệt quan trọng có thể tác động lớn đến suy nghĩ tư tưởng và văn hoá thì việc tìm ra "sự thật" đằng sau nó sẽ rất khó khăn.

Bài viết này đáng ra đã được viết vào dịp Tết Kỷ dậu 2017, thời điểm mà tôi có thời gian để bỏ ra cả tuần nghiền ngẫm cả bộ phim Võ Tắc Thiên Truyền Kỳ. Có lẽ các bạn cũng sẽ cho rằng những nhận xét của tôi chẳng qua cũng chỉ dựa trên đánh giá chủ quan, những gì tôi được thấy đó cũng chỉ là phim ảnh? Đúng! Thật sự đúng là như vậy, cái tôi được xem thực ra cũng chỉ là phim ảnh, tôi đang đưa ra những đánh giá đối với một người tôi chưa từng gặp mặt!

Nhưng bạn có biết tại sao tôi lại làm điều đó?

Hơn nữa bài viết này đáng ra phải được viết từ ngay sau khi tôi vừa xem xong bộ phim thì tình tiết của phim sẽ đọng lại sâu sắc hơn chứ, sao lại là phải mấy tháng sau? Thật ra khi xem trọn vẹn bộ phim, tôi cứ phân vân và không thôi suy nghĩ về con người đó, tôi có hơi lo sợ khi viết ra một điều mà bản thân không thể có sự kiểm chứng! Nhưng cuối cùng, tôi chọn cách tin tưởng vào bà, vào những nhận xét của mình, hơn nữa thật ra những gì tôi viết ra, tôi tin cũng không làm ảnh hưởng tới bất kỳ ai - một sự kiện hơn ngàn năm trước!

HỒI 1: BA LẦN GẶP GỠ ĐỊNH MỆNH


Võ Tắc Thiên hay còn được gọi là Võ Hậu hoặc Thiên Hậu - tôn hiệu của bà khi xưng đế. Võ Tắc Thiên tên thật là Võ Chiếu tên thường gọi là Võ Như Ý sau được vua Đường Thái Tông Lý Thế Dân sủng hạnh đặt cho bà cái tên Võ Mỵ Nương trong một dịp bà đứng ra thi thố tài năng với các nước phiên bang.

Nói về Võ Như Ý, mới ngày đầu nhập cung vì bản tính cương trực, thẳng thắng, bà đã dám đứng ra chỉ rõ sự thật bảo vệ Thục Phi khỏi hàm oan: 

- Vừa nãy chính mắt Như Ý nhìn thấy là Hiền Phi nương nương tự trượt ngã từ bậc thang xuống, không phải do Thục Phi nương nương đẩy té - Bà lên tiếng, mặc dù biết rõ nếu làm vậy sẽ đối đầu với Quý Phi - người đàn bà quyền lực nhất hậu cung, vốn luôn tìm cách hãm hại các phi tần khác trong cung.

Sau lần đó, Quý Phi rất tức giận và luôn xem Võ Như Ý là một cái gai nhọn trong mắt, luôn tìm đủ mọi cách để hãm hại, trừ khử bà.

Nói qua một chút về vua Lý Thế Dân. Ông là một người kỳ tài, văn võ song toàn, đối với bề tôi thì cư xử rất khéo léo, luôn lấy "nhân nghĩa" làm đầu, là một vị vua anh minh sáng suốt. Hơn nữa lại là một người rất đức độ thương dân như con, suốt cả đời trọng trách lớn nhất đè nặng trên vai ông đó là ước muốn "Trăm họ ấm no, muôn dân an hưởng thái bình".

LẦN ĐẦU TIÊN, ông biết đến cái tên Võ Như Ý đó là trong một dịp tình cờ đi ngang nơi các tài nhân thả đèn. Thấy con sông tràn ngập ánh sáng, ông liền dừng lại hỏi rõ. Sau đó, thái giám xuống vớt dưới sông mấy ngọn đèn lên cho ông xem thử các tài nhân có ước nguyện gì (Trong cung có tục lệ, đêm đầu tiên các tài nhân tiến cung phải thả đèn hoa sen, trên mỗi ngọn đèn thả sông nếu ghi ước nguyện sẽ có thể ước gì được nấy).
Ngọn đèn hoa sen cầu ước nguyện của Võ Tắc Thiên ngày đầu nhập cung
Những ngọn đèn hoa sen cầu ước nguyện
Khi vớt những ngọn đèn lên, đa số ước nguyện của những ngọn đèn đều giống với những năm trước không khác mấy đều: Không ngoài việc sớm có được ân sủng của Hoàng thượng.

Trong số đó có 2 người làm ông đặc biệt chú ý đó là: Từ Huệ và Võ Như Ý.

Trên ước nguyện của Từ Huệ là một bài thơ lúc nhỏ của Hoàng thượng, còn trên giấy ước nguyện của Võ Như Ý là một tờ giấy trắng - hoàn toàn không có ước nguyện gì. Làm ông cảm thấy rất ngạc nhiên và có chút tò mò đối với người con gái này.

LẦN THỨ HAI, khi đang hoài niệm và thương nhớ về người vợ quá cố thì ông gặp một người con gái đang mang mặt nạ đang múa vũ trong Thừa Khánh điện - tẩm cung của Văn Đức Hoàng Hậu người vợ quá cố mà ông vô cùng yêu thương. Không khỏi sửng sốt, bởi cung Thừa Khánh bây giờ được coi như cung cấm, không ai được phép vào, ngoại trừ Hoàng Thượng. 

- Vậy thì ai? Ai đang múa vũ? Là nàng sao? Văn Đức Hoàng Hậu? - Trong ông miên man những suy nghĩ, nó thôi thúc ông từng bước, từng bước một tiến đến gần hơn để có thể nhìn rõ mặt người con gái đó. Và cuối cùng trong vô thức ông đã bước lên vũ cùng người con gái che mặt đó! 

Khi thấy ông xuất hiện, cô gái đó hoảng sợ và bỏ chạy.

Cho đến hôm lễ giỗ của Văn Đức Hoàng Hậu, khi diễn khúc La Lăng Vương ra trận ông mới phát hiện ra người con gái che mặt đó chính là Võ Như Ý. Sau đó, Võ Như Ý lập tức bị bắt giam vì tội khi quân.

LẦN THỨ BA GẶP GỠ, là do ông cho người vào ngục triệu Võ Như Ý đến gặp mặt hỏi chuyện:

- Bệ Hạ! Ánh mắt người nhìn ta đêm đó là vì người đã coi Như Ý như Văn Đức Hoàng Hậu đúng ko?

- Không có! Trẫm chỉ nhất thời ngẩn người!

- Bệ Hạ! Sao người có tình cảm sâu đậm với Văn Đức Hoàng Hậu đến vậy?

- Vì nàng ấy khác với những nữ nhân khác!

- Có gì không giống? Không phải Hoàng hậu cũng chỉ là một trong bao nhiêu nữ tử khác trong hậu cung thôi sao?

- Người mà nữ nhân trong cung yêu là Bệ Hạ, không phải là Trẫm

- Còn Hoàng Hậu, vào năm mười mấy tuổi đã được gã cho Trẫm người duy nhất nàng ấy yêu là Trẫm, dù Trẫm là Thiên Tử tôn quý hay là kẻ hành khất nghèo hèn, nàng ấy đối với Trẫm trước sau như một, sinh con rồi dạy bảo chúng cho Trẫm. Thật lòng thật dạ bầu bạn với Trẫm. Người như vậy sẽ không xuất hiện nữa!

- Ai nói sẽ không có nữa? Ta...

- Nàng muốn nói là nàng sao? Nàng có biết Trẫm là người thế nào không? Có biết lần đầu tiên Trẫm giết kẻ khác là lúc mấy tuổi không? Có biết trên người Trẫm có bao nhiêu vết sẹo? Trong lòng có bao nhiêu điều hối tiếc? Có biết khi nào Trẫm nổi trận lôi đình? Khi nào Trẫm vui không? Có biết trong đời Trẫm điều hối tiếc nhất là không kịp làm gì không? 

Nàng chẳng biết gì, vậy mà còn dám tiếp lời!

XEM TIẾP: HỒI 2: VÕ NHƯ Ý NGƯỜI CON GÁI TRONG SÁNG HỒN NHIÊN

Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post