Khổng Tử dạy làm người: Thế nào là người quân tử?

Trong Luận ngữ, Khổng Tử nói rằng "Đức hạnh" là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Khổng tử dạy học trò Thế nào là người quân tử?
Khổng tử dạy học trò Thế nào là người quân tử?
Trong đó "Ngũ thường" gồm: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín là 5 phẩm chất có ở người quân tử. Trong đó NHÂN - đạo làm người là đức tính quan trọng nhất. Ngoài ra người quân tử tin vào "thiên mệnh" - làm điều ác tất sẽ có báo ứng, do đó luôn sống và hành xử một cách quang minh chính đại, chính trực không vụ lợi cho bản thân.

Khi cùng với các học trò của mình đàm luận về người quân tử, Khổng Tử đã chỉ ra những đặc điểm của người quân tử như sau:

1. Đức hạnh của người quân tử

Khi nhận xét về học trò Nhan Hồi, Khổng Tử nói: Nhan Hồi có được bốn loại đức hạnh của người quân tử. Một là tuy rất thông minh học một hiểu mười nhưng lại khiêm tốn thật thà. Hai là có ý chí mạnh mẽ trong việc thực hành nhân nghĩa. Ba là khi người khác khuyên can thì có thể nhu thuận tiếp nhận, trong cuộc sống thì thận trọng từng lời nói, việc làm. Bốn là không màn danh lợi, khi được ban bổng lộc chức tước thì từ tốn thoái lui.

Khi nhận xét về học trò Tăng Tử, Khổng Tử nói rằng: Tăng Sâm cũng có được ba loại đức hạnh của người quân tử. Một là mặc dù không có chức tước địa vị, nhưng đối với cấp trên vẫn trung thành tận tụy. Hai là rất coi trọng lễ tiết đối với cha mẹ bề trên vô cùng hiếu kính. Ba là đối với bản thân thì vô cùng nghiêm khắc, nhưng đối với người khác thì lại khoan dung độ lượng.
Đức hạnh là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Đức hạnh là sự khác biệt lớn nhất giữa người quân tử và kẻ tiểu nhân.
Khổng Tử dạy rằng: Người quân tử, trong nội tâm phải bảo trì sự chính trực, thuần khiết: không màn danh lợi, luôn biết giữ vững mình, không lay động trước cám dỗ - đây là gốc rễ đạo làm người. Tính tình phải khiêm nhường thận trọng, kiên nhẫn chăm chỉ thực hành nhân nghĩa. Người quân tử có tài có đức, gặp tiểu nhân bất tài thì tự tránh xa. Đối với người có tài năng thì tuyệt đối không có lòng ghen ghét đố kỵ, mà phải thực sự nghiêm túc học tập hành vi và việc làm của họ. Như vậy thì người xa ngàn dặm cũng sẽ đối xử như huynh đệ một nhà.

2. Việc kết giao bạn bè của người quân tử

Khổng Tử nói: Sau khi ta mất, Tử Hạ sẽ ngày một tiến bộ, còn Tử Cống thì lại ngày càng thụt lùi.

Tăng Sâm hỏi lại: Vì sao thầy lại nói như vậy ạ?

Khổng Tử giải thích: Tử Hạ luôn kết giao với những người tốt và giỏi hơn mình, còn Tử Cống thì lại luôn kết giao với những người không bằng mình.

Muốn biết rõ một mảnh ruộng tốt xấu thì phải xem sự sinh trưởng của cỏ cây mọc ở trên đó có tươi tốt hay không. Cũng như việc, muốn biết rõ về một người nào đó thì hãy nhìn vào cha mẹ và bạn bè của người đó để xem xét.

Lời dạy của Khổng Tử: Ở cùng với người tốt, thì cũng giống như gieo trồng hoa lan trong nhà kính vậy. Lâu dần thì không cảm nhận thấy hương thơm của hoa lan nữa là bởi vì lâu dần vô hình chung đã bị “nhiễm” mùi hoa lan ấy rồi.

Cùng một đạo lý, nếu ở cùng với người không tốt thì cũng giống như ở trong chợ cá. Lâu ngày cũng sẽ không cảm thấy mùi tanh hôi, là bởi vì bản thân cũng đã bị “nhiễm” mùi tanh hôi ấy rồi. Đó là thói quen tập nhiễm. Cho nên, người quân tử nhất định sẽ thận trọng trong việc lựa chọn người mà mình kết giao.

3. Khí chất người quân tử

Người quân tử ung dung bình thản mà không kiêu ngạo, kẻ tiểu nhân kiêu ngạo nhưng trong lòng không yên. Hơn hai ngàn năm trước, Không Tử dạy rằng “chủ yếu nhìn khí chất” để phân biệt người.

Khổng Tử dạy làm người: Thế nào là người quân tử?Tử Lộ (tên thật là Trọng Do), nhỏ hơn Khổng Tử 9 tuổi là học trò lớn tuổi của Khổng Tử. Ông là người hung hăng, hiếu thắng.

Khổng tử từng gọi Tử Lộ đến mà dạy rằng: “Tri chi vi tri chi, bất tri vi bất tri, thị tri dã”.

Nghĩa là: "Biết thì nói là biết, không biết thì nói là không biết, vậy mới thật là biết"

Người quân tử trang trọng, tâm thái bình thản, không có cảm giác kiêu căng ngạo mạn. Kẻ tiểu nhân ngạo mạn, tự cao tự đại, nói chuyện luôn phóng đại sự thật, lời nói lúc nào cũng có gai nhọn luôn công kích người khác.

4. Phẩm chất người quân tử

Khổng Tử dạy: Người quân tử yêu cầu chính là bản thân mình, kẻ tiểu nhân yêu cầu là ở những người khác. 

Tức là khi gặp chuyện không hay, xảy ra mâu thuẫn, người quân tử sẽ tự xét lại mình, nhìn lại bản thân xem có phạm phải sai lầm thiếu sót gì không, tìm kiếm sai sót ở bản thân mình từ đó sửa chữa và không ngừng tiến bộ.

Kẻ tiểu nhân thì ngược lại, luôn nhìn vào người khác, đổ lỗi trách cứ người khác mà không xem xét lại mình. Họ luôn cho bản thân họ là đúng, lỗi đều do ở người khác, họ yêu cầu người khác rất cao nhưng lại không có yêu cầu gì cho bản thân và không bao giờ nhìn nhận khuyết điểm của bản thân, từ đó không có sự chuyển biến trong nhận thức, không những không có tiến bộ mà còn khiến họ càng đi thụt lùi.
Khổng Tử dạy: Thế nào là người quân tử?

Người quân tử luôn khoan dung, không thù hận, không tư thù cá nhân, bởi họ tin vào Thiên Mệnh - làm ác sẽ gặp báo ứng. Cho nên họ “Đầu đội trời, chân đạp đất” - cả đời không làm điều bất nghĩa.

Kẻ tiểu nhân ngược lại, luôn cảm thấy người khác không đúng, xã hội không đúng với mình, cảm thấy người khác hơn mình là điều bất công, không thể chịu được nên luôn ghen ghét, ấm ức, trong lòng luôn chất chứa thù hằn đố kị.

Khổng Tử nói: "Người quân tử hiểu rõ nghĩa, kẻ tiểu nhân hiểu rõ lợi."

- Ý nói người quân tử coi trọng đạo nghĩa còn điều mà kẻ tiểu nhân xem trọng chính là lợi ích.

Khổng Tử dạy làm người: Khi gặp một vấn đề hay một lựa chọn nào đó, người quân tử điều đầu tiên sẽ suy nghĩ chính là “đức hạnh”, sau đó dùng tiêu chuẩn “đạo nghĩa” để cân nhắc làm những việc vừa "lợi mình lợi mọi người", không làm việc phạm pháp, vi phạm đạo đức - cuối cùng mới lựa chọn.

Ngược lại kẻ tiểu nhân khi gặp vấn đề, phải lựa chọn thì điều đầu tiên họ nghĩ đến là làm việc đó thì có lợi cho bản thân như thế nào trước, rồi mới làm, bất chấp dù việc đó có vi phạm tiêu chuẩn đạo đức, miễn là giành được nhiều lợi ích cho bản thân.

5. Chí hướng người quân tử

Người quân tử luôn hướng về phía trước, còn kẻ tiểu nhân thì lại mỗi ngày sa xuống dưới vực sâu. Hướng về phía trước ở đây là hướng thiện, không ngừng sửa sai lầm, theo đuổi đạo nghĩa. Hướng về phía dưới là biết sai không sửa, không biết tu thân dưỡng tính, ngày một sa sút.

Lời dạy của Khổng Tử: "người quân tử thuận theo Thiên lý, ngày càng sáng suốt cao minh. Còn kẻ tiểu nhân lại thuận theo dục vọng ham muốn của bản thân nên ngày càng sa đoạ, đi xuống."

6. Lựa chọn của người quân tử

Người quân tử cho dù ở vào bước đường cùng vẫn kiên trì nguyên tắc làm người, kẻ tiểu nhân gặp nguy khó liền làm xằng làm bậy. Dựa vào cách lựa chọn cũng có thể nhìn ra quân tử và ngụy quân tử.

Lời dạy của Khổng Tử: "Càng rơi vào hoàn cảnh khó khăn cực điểm, càng có thể nhìn thấu được phẩm chất của một người."

Người quân tử khi kết giao với ai cũng dùng tấm lòng ngay thẳng chính trực, đối xử công bằng với tất cả mọi người. Chính vì vậy, người quân tử trước sau cũng sẽ có kết cục tốt đẹp viên mãn, còn kẻ tiểu nhân tuy được cái lợi trước mắt nhưng sẽ phải trả giá đắt về sau - có gieo ắt có gặt.

Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post