Nam giới có thể bị ung thư vú? Tỉ lệ sống sót và cách bảo vệ bản thân khỏi ung thư vú?

I. Nam giới có thể bị ung thư vú không?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng, ung thư vú chỉ phụ nữ mới mắc phải. Trong thực tế, nó cũng có thể xảy ra ở nam giới, Viện Ung thư Quốc gia - National Cancer Institut (NCI) cho biết có khoảng 2.300 trường hợp ung thư vú ở nam giới mỗi năm tại Mỹ, so với khoảng 230.000 trường hợp bệnh ung thư vú thường gặp ở phụ nữ.
Nam giới có thể bị ung thư vú không?
Theo NCI ung thư vú ở nam giới cũng có thể xảy ra
Bệnh ung thư vú nam giới chiếm dưới < 1% của tất cả các trường hợp ung thư vú.

Nam giới ở mọi lứa tuổi có thể phát triển bệnh. Tuy nhiên, nó thường được phát hiện ở đàn ông từ 60 - 70 tuổi.

Ung thư vú ở nam giới đôi khi gây ra bởi đột biến gen di truyền ở người thân gần gũi như mẹ, chị, hay con gái. Ngoài ra yếu tố gây ra nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú ở nam giới bao gồm tiếp xúc với bức xạ, nồng độ estrogen cao, và tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú.

II. Tỉ lệ sống sót của bệnh ung thư vú

Tỉ lệ sống sót của nam giới mắc bệnh ung thư vú tương tự như đối với những phụ nữ có bệnh.

Trong hơn hai thập kỷ, tỷ lệ ung thư vú ở phụ nữ đã tăng lên đáng kể (nguyên nhân gây ung thư vú có thể do sự gia tăng của việc chụp X-quang vú). Năm 1989, tỷ lệ tử vong do ung thư vú đã có phần suy giảm, đặc biệt là đối với những phụ nữ trẻ dưới 50 tuổi.

Vào năm 2003, một nữ bác sĩ đã nghiên cứu ra sáng kiến y tế liên quan đến việc sử dụng liệu pháp hormon sẽ làm tăng nguy cơ ung thư vú. Từ đó có sự suy giảm trong việc dùng hormone điều trị các triệu chứng thời kỳ tiền mãn kinh. Cũng trong năm 2003 tỷ lệ tử vong do ung thư vú đã giảm 7% - theo ghi nhận của Hiệp hội Ung thư Mỹ - American Cancer Society (ACS)

Phát hiện bệnh ung thứ vú sớm qua việc khám chữa bệnh và nâng cao nhận thức, cung cấp kiến thức để mọi người hiểu biết tốt hơn về căn bệnh ung thư này giúp cải thiện điều trị tốt hơn, đây là một trong những nguyên nhân góp phần cho sự sụt giảm.

ACS thống kê hiện nay có hơn 2,8 triệu người sống sót do bệnh ung thư vú, kể cả phụ nữ đang được điều trị, và những người đã xong điều trị.

III. Làm thế nào tôi có thể bảo vệ bản thân mình khỏi ung thư vú?

1. Biết được nguyên nhân làm tăng nguy cơ phát triển ung thư vú từ đó sớm có biện pháp phòng tránh.

2. Khi phát hiện thấy có 9 dấu hiệu bất thường của vú, lặp tức đi đến các bệnh viện chuyên khoa khám và làm các xét nghiệm chắc chắn để có hướng điều trị kịp thời.

3. Sau 20 tuổi bạn nên tiến hành kiểm tra ngực định kì 1 lần/3 năm và 1 lần/năm sau tuổi 40.

4. Phụ nữ độ tuổi trong khoảng từ 40-45 nên chụp X-quang tầm soát mỗi năm. Hiệp hội Ung thư Mỹ khuyến cáo chụp X-quang vú nên bắt đầu ở tuổi 45.

5. Phụ nữ trong nhóm có nguy cơ ung thư vú cao nên tầm soát mỗi năm. Bên cạnh chụp X-quang vú bác sĩ có thể đưa ra biện pháp khác như chụp MRI hoặc siêu âm để thay thế.

Tổng hợp và biên soạn theo: Tổ chức chăm sóc sức khoẻ Thế giới

Post a Comment

Previous Post Next Post