Giải pháp loại bỏ tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

Kì thi THPT quốc gia năm 2018 vừa qua thực tế đã phát hiện những sai phạm nghiêm trọng ở Hà Giang, Sơn La. Đây là một sự việc rất đáng buồn, gây hoang mang cho các bậc phụ huynh, khiến các thí sinh, các em học sinh và dư luận bị lung lay niềm tin với việc trung thực trong thi cử.

Nhưng đồng thời sau vụ việc này, lại cũng lấy làm phấn khởi trước sự quyết liệt của nhà nước và các cơ quan chức năng: đã nhanh chóng vào cuộc, đã rất thẳng thắn trung thực xử lý đến nơi đến chốn vụ án gian lận giáo dục hết sức nguy hại này.
Gian lận giáo dục chính là đang giết đi tương lai của đất nước
Gian lận giáo dục chính là đang giết đi tương lai của đất nước

Nước ta có 63 tỉnh thành, gần 1 triệu thí sinh dự thi. Đồng nghĩa với việc có khoảng 5 triệu bài thi. Do đó nếu muốn rà soát toàn diện ở từng đơn vị, từng tỉnh thành là công việc hết sức khó khăn và phức tạp. Cần phải quy động nguồn nhân lực rất lớn, mất rất nhiều thời gian hơn nữa đòi hỏi người cán bộ phải có chuyên môn nghiệp vụ cao mới có thể thực hiện được.

Tha thiết kiến nghị vụ án gian lận giáo dục này sẽ được quyết liệt làm tới cùng, xử lý nghiêm minh, có tính răn đe cao, từ đó tạo sức lan toả mạnh mẽ và sâu rộng trong toàn Xã Hội. Một mặt để cảnh tỉnh những nhà sư phạm bất lương, trả lại những giá trị chân thực vốn có đối với những nhà giáo tâm huyết và chân chính, đang mang trong mình sứ mệnh trăm năm trồng người vô cùng thiêng liêng và cao quý. Mặt khác có thể giúp các em học sinh, sinh viên có cái nhìn đúng đắn về bộ mặt giáo dục, bài trừ việc chạy theo thành tích, chạy theo điểm số, giúp các em ra sức nỗ lực học tập, để các em biết trân trọng những thành quả lao động của người khác, từ đó mới có thể tạo ra những giá trị thiết thực cho đời sống trong tương lai.

I. Giải pháp loại bỏ tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia:

Qua việc xảy ra tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Sơn La có những vấn đề sau chúng ta nhất định phải nhìn nhận lại:

  1. Thi trắc nghiệm sẽ có tình trạng khoanh bừa kết quả thi, như vậy liệu rằng thi trắc nghiệm có đánh giá đúng năng lực học sinh?
  2. Có nên áp dụng tiếp phương pháp thi trắc nghiệm?
  3. Giải pháp loại bỏ tiêu cực kỳ thi THPT quốc gia:
  4. Kiến nghị giải pháp tối ưu trong tương lai:

1. Liệu rằng thi trắc nghiệm có đánh giá đúng năng lực học sinh?

Trước khi trả lời câu hỏi trên, tôi muốn hỏi ngược lại rằng: Liệu chúng ta có chắc chắn được rằng điểm số của những bài thi (trắc nghiệm hoặc tự luận) có thể đánh giá toàn diện hết về một con người không?

- Với tôi thì không. Bởi vì bất cứ đề thi nào dù là tự luận hay trắc nghiệm thì nó chỉ chứa đựng một phần kiến thức nhỏ trong chương trình học. Từ quá khứ cho đến hiện tại, chưa có một đề thi nào có thể chứa đựng được hết tất cả các bài học, có thể phản ánh được toàn diện mọi mặt trong đời sống. Vậy nếu đã không thể đưa ra một đề thi toàn diện, thì tất nhiên việc đánh giá kết quả cũng chỉ mang tính tương đối. Ngoài ra, cá nhân tôi cho rằng kết quả bất kì cuộc thi nào ở thời điểm hiện tại thì nó chỉ đại diện ngay thời điểm đó. Nó không đại diện cho cả cuộc đời người đó.

Đó là lý do mà tôi không bao giờ quá chú trọng vào bảng điểm hay thành tích ở hiện tại của một người.

Bởi vì đơn giản, ta vẫn còn một thứ nó được gọi là: Ngày mai

Ngày mai chắc chắn sẽ khác với hôm nay: Nó còn được gọi là Tương lai - đừng bao giờ quên điều đó

Tôi biết có rất nhiều em học sinh rất thông minh, nhưng kết quả thi lại không được cao. Nguyên nhân do đâu?

  • Các em chán học vì chương trình dạy và học vô cùng nhàm chán.
  • Các em ham chơi vì không có người định hướng đúng về tương lai.
Mẹ ơi con sợ đến trường: chương trình dạy và họcvô cùng nhàm chán
Mẹ ơi con sợ đến trường: chương trình dạy và họcvô cùng nhàm chán

*Chương trình dạy và học vô cùng nhàm chán

Thực trạng đáng buồn của nước ta hiện nay là việc dạy và học thực sự quá nhàm chán. Tôi biết có em thậm chí chưa bỏ ra 10% năng lực thực sự để học. Đa số các em bỏ bê việc học, về nhà không thèm đụng đến sách vở, chỉ khi kì kiểm tra hoặc kì thi sắp đến mới lao vào học nước rút.

Những học sinh này thường có 2 dạng: một là cực kì thông minh, hai là cực kì lười nhác.

Trong số những em cực kì thông minh đó, sẽ có những cá nhân bẩm sinh thiên phú và thường học rất nhanh. Nhưng cho dù là thiên tài đi nữa, trong đôi ba ngày rất khó có thể hiểu sâu và cặn kẽ hết mọi vấn đề. Do đó mặc dù bình thường những em này học tập lơ là nhưng thành tích học trong lớp và kết quả thi vẫn có thể ở mức TB-Khá. (một vài trường hợp cá biệt phi thường có thể đạt thành tích Giỏi)

Tôi sẽ kể cho bạn nghe một câu chuyện: Có một sinh viên vì chán nản bởi những môn học đại cương ở 2 năm đầu Đại Học, cùng với sự giảng dạy thiếu nhiệt tình của những giảng viên đại học. Hai năm đầu kết quả học của sinh viên này rất tệ: điểm tổng kết các môn học chỉ ở mức trung bình và phải thi lại rất nhiều môn. Đến đầu năm thứ 3 khi đã bắt đầu học các môn chuyên ngành, sinh viên này cứ nghĩ rằng khi vào học môn chuyên ngành thì có lẽ sẽ tốt hơn và hứng thú hơn. Nhưng thực tế cũng lại chẳng có gì thay đổi. Mặc dù những Thầy cô trong khoa đều được mệnh danh là những nhân tài kì cựu, có những thành tích cũng rất đáng nể, có Thầy vừa thi xong kì thi Cao học tốt nghiệp thủ khoa, thành tích rất giỏi. Nhưng khi về đứng lớp, cũng lại giống nhau hết, lại chỉ dạy cho qua tiết, thậm chí đến khi kết thúc môn cũng chẳng đọng lại ấn tượng gì cho sinh viên, cả bài vở lẫn thầy cô. Thế nên việc học của người sinh viên này mỗi ngày lại càng thêm chán nản, thậm chí có lúc cũng đã nghĩ đến việc từ bỏ nó.

Nhưng cũng chính vào thời điểm này, ở học kì cuối năm thứ 3 lớp người sinh viên này may mắn được một Thầy cũng mới vừa tốt nghiệp Cao học phụ trách giảng dạy lớp. Thầy trước đây là học sinh rất xuất sắc được tuyển thẳng vào Đại Học, sau khi ra trường học lực cũng xuất sắc nên Thầy được đưa đi học lên Cao học. Thường phải học Cao học mất 2 năm, còn Thầy chỉ học có 14 tháng là lấy bằng loại ưu, sau đó về trường được bổ nhiệm ngay làm Phó khoa và đứng lớp giảng dạy.

Mỗi lần lên lớp vừa dạy Thầy vừa "năn nỉ" cả lớp rằng: các em cố gắng tập trung học dùm tui, để sau này ra trường còn làm được việc, tui nói là vì tui thương các em, vì tương lai của các em đó, chứ tui mặp như vầy nè, nếu các em không chịu học, tui có ốm được kí nào không??? Tui có bao nhiêu tài liệu, bao nhiêu bí kíp nội công tui đều moi ra dạy hết, chia sẽ hết cho các em rồi đó, sao để tui nói quài nói mãi, nói muốn chảy hết mỡ, mà mấy em vẫn không chịu học là sao, sao không thương tui gì hết vậy??? Thầy nói chuyện có lúc dí dỏm, có khi lại rất cương quyết, đôi lúc thì giận dữ la rầy, nhưng cả lớp ai nấy đều cảm nhận được tình cảm và tấm lòng mà thầy gửi gấm trong đó, tất nhiên có cả người sinh viên đó.

Cũng chính vì có Thầy mà cả lớp đã ra sức nỗ lực và cố gắng nhiều hơn. Đến năm 4, Thầy còn thỉnh giảng hai vị "sư phụ" về dạy cho lớp - hai thầy cô này có học vị Tiến sĩ, Thạc sĩ từng du học ở Hà Lan về, trước đây cũng đã dạy cho Thầy. Khi lên lớp Thầy nói với cả lớp: "mấy em có biết, để mời được 2 vị sư phụ của tui về dạy cho mấy em, tui phải năn nỉ dữ lắm sư phụ tui mới sắp xếp thời gian về dạy đó, ráng mà học, đây là những môn rất quan trọng, đừng có phụ lòng tui". 

Cuối cùng ở hai năm cuối Đại Học (ngành này học 5 năm) người sinh viên đó đã bức phá ngoạn mục. Từ một sinh viên bị nợ rất nhiều môn học, thì ở 2 năm cuối sinh viên này học những môn thỉnh giảng từ hai vị sư phụ đều đạt thành tích xuất sắc, đều được số điểm cao nhất lớp 9.0, 8.5 điểm và đã xuất sắc nhận được học bổng.

Đây là câu chuyện có thật 100%.

Bạn cảm nhận được gì?

Cuộc sống này hay những cuộc thi, đừng cố gắng học hay thi chỉ vì điểm số, vì danh hiệu hay chỉ để có một bảng thành tích đẹp như mơ. Đừng cố gắng phải nhồi nhét tất cả mọi thứ vào đầu, vì kiến thức thì mênh mông và bao la như trời và biển, dù cho có cố gắng cách mấy cũng không thể nào có đủ chổ cho kiến thức.

Chúng ta có thể có một bộ quần áo đẹp đẽ, một gương mặt sáng ngời, một chiếc xế hộp thật to, một bảng điểm với thành tích đẹp hơn mơ, kèm theo đó là một tấm bằng danh giá, một học hàm học vị thật cao siêu và hiển hách. Nhưng điều bản năng mang tính người nhất nhiều kẻ lại thiếu mất: đó chính là tình thương.

Có những con người có thể đang mang trên vai một trọng trách rất thiêng liêng: một nhà giáo với sứ mệnh trăm năm trồng người. Được mọi người gọi với danh xưng rất cao quý là thầy, là cô nhưng lại ung dung khoác lên người một chiếc áo thật lộng lẫy mang tên: "Vô cảm"

Vô cảm chính là con dao sắc bén nhất đã giết chết nền Giáo dục Việt Nam.

Giáo dục thực chất không có gì cao siêu, mà trách nhiệm cao cả nhất của nền Giáo dục là phải gắn kết và truyền tải được điều cơ bản nhất đó là: tình thương
Giáo dục cần trái tim
Giáo dục Việt Nam cần gì?
Có thể khẳng định với phương pháp giảng dạy và sách giáo khoa hiện nay của nền giáo dục nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém - chưa tối ưu. Do đó mới tạo ra tình trạng nhàm chán, chán học của những em học sinh, sinh viên Việt nam - cũng là điều hết sức dễ hiểu. Một khi các em chưa có sự hăng say trong việc học tập, thì kết quả học tập của các em cũng không nói lên được điều gì.

Việc này là cơ sở để lý giải cho những trường hợp, có nhiều em khi học phổ thông lơ là chểnh mảng, không có thành tích nổi bật. Nhưng khi vào Đại Học gặp đúng ngành nghề yêu thích, các em lại có sức bậc mạnh mẽ hơn hẳn những em tuy có thành tích học phổ thông Khá-Giỏi nhưng lại chọn ngành học mà mình không hề đam mê, không phù hợp với cá tính. (Tôi sẽ nêu những đề xuất cụ thể ở bài kiến nghị giải pháp trong tương lai)

XEM TIẾP: HAM CHƠI, CHÁN HỌC: VÌ KHÔNG CÓ NGƯỜI ĐỊNH HƯỚNG ĐÚNG TƯƠNG LAI.
Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post