Lý giải việc Khổng Minh Gia Cát Lượng không thể diệt Nguỵ | Thuật muôn đời không thể thắng được “ĐẠO” - P3

4. Lý giải việc Khổng Minh không thể diệt Nguỵ:

      Lý giải việc Khổng Minh Gia Cát Lượng không thể diệt Nguỵ
      Thừa tướng Khổng Minh đích thân khởi binh 6 lần Bắc Phạt

    • Từ Tây Xuyên đến Bắc Nguỵ đường núi vô cùng hiểm trở, việc hành quân, vận chuyển lương thảo vô cùng khó khăn. Cuộc chiến trường kì, Gia Cát Lượng mất 6 năm Bắc Phạt lương thảo nước Thục gần như cạn kiệt. Do đó bắt buộc phải áp thuế nặng lên người dân, phải chịu xu cao thuế nặng khiến dân Thục lẫn binh sĩ kêu oán khắp nơi.
    • Dưới thời Tào Tháo cai trị muôn dân ấm no, thái bình thịnh trị. Đến khi Tào Phi lên ngôi kế vị đất nước vẫn đang thời kì thịnh thế, lòng dân vẫn luôn nhớ tới công ơn Tào Tháo đã lo cho họ cơm no áo ấm, cuộc sống thái bình.

    Thuận theo "Đạo Trời": Lưu Thiện con trai Lưu Bị tuy là dòng dõi nhà Hán nhưng kém trí, bất tài, không thể gánh vác được trọng trách to lớn. Người cai trị đất nước không cần phải thuộc dòng dõi Hoàng Tộc - Hán Thất. Chỉ cần người đó cần chính thương dân, được sự tin tưởng của trăm họ bách tính, có thể đem lại cho muôn dân cuộc sống ấm no đầy đủ, ngày không sợ quan lại ác bá, đêm không lo trộm cướp. Thì đều có thể xưng Vương.

    5. Họ Tư Mã thống nhất Trung Hoa

    Nhà Tây Tấn bắt đầu hình thành quyền lực từ Tư Mã Ý, đại thần nhà Ngụy thời Tam Quốc. Sau khi Ngụy Minh đế Tào Tuấn qua đời năm 239, vua nhỏ Tào Phương không có thực quyền, cha con Tư Mã Ý trở thành quyền thần.

    Tư Mã Ý đã thu phục được lòng dân khi tiêu diệt tình trạng tham nhũng và sự quan liêu thời Tào Sảng, thăng chức cho một số vị quan thanh liêm.

    Từ đó vị trí quyền lực nhất của ông trong triều đình nhà Ngụy đã tiếp tục được chuyển giao cho hai con ông là Tư Mã Sư và Tư Mã Chiêu. Tạo tiền đề cho cháu của ông là Tư Mã Viêm soán ngôi nhà Ngụy, thành lập nhà Tấn, thống nhất Trung Hoa, chấm dứt thời kỳ Tam Quốc.
    Thiên Hương

    *HIỂU VỀ CON NGƯỜI:

    Con người: Bản chất con người là không xấu, nếu ta không làm ảnh hưởng đến quyền lợi, chén cơm, tính mạng của họ. Ta không hãm hại họ, ngược lại họ cũng sẽ không làm tổn hại đến ta. Nhưng một khi quyền lợi của họ bị đe doạ, khi bắt buộc phải chọn lựa giữa tính mạng của họ và người khác. Nhất định con người sẽ giẫm đạp lên tính mạng của người khác để mưu cầu sự sống. Tào Tháo là một con người điển hình.

    Con người thường có khuynh hướng sợ những thứ mà họ chưa hiểu rõ. Vì tâm lý lo sợ điều đó sẽ làm tổn hại đến lợi ích của họ. Do đó con người thường yêu thích những thứ giống với mình nhất. Điều đó lý giải cho việc, có nhiều người lại yêu thích nhân vật Tào Tháo.

    Hiền nhân: Là những người tốt có lòng nhân, hiền từ, có sức hiệu triệu quần chúng, được nhiều người yêu mến, tin cậy.

    Vĩ nhân: Là những người nhân nghĩa, dũng cảm hơn người, có biệt tài lãnh đạo, có sức ảnh hưởng và uy tín lớn. Có thể vì người khác mà hy sinh thân mình. Những bậc vĩ nhân này là: Hai Bà Trưng, anh hùng Phan Đình Giót, Tô Vĩnh Diện, Bế Văn Đàn, chị Võ Thị Sáu... ngoài ra còn có Quan Vũ, Triệu Tử Long, lão tướng Hoàng Trung. Lý do đề cập đến những nhân vật Trung Hoa vì đây là những nhân vật đã được chuyển thể qua phim ảnh được nhiều người biết đến - sẽ giúp dễ hình dung hơn.

    Những bậc Thánh Nhân: là những người đức tài hội tụ, thấu hiểu Đạo Trời, có tấm lòng yêu thương hết thảy vạn vật chúng sanh. Từ lâu đã xem thường sống chết, thoát khỏi những ham muốn đời thường, không màn danh lợi, địa vị, chỉ mong muốn có một cuộc sống thanh đạm, giản dị, gần gũi với cây cỏ thiên nhiên. Những người này: Đức Phật Thích Ca, Bác Hồ Vĩ Đại, Tổng thống Jose MujicaKhổng Minh Gia Cát Lượng, Lỗ Túc.

    Post a Comment

    Previous Post Next Post