Những lưu ý khi chế biến nha đam tránh bị ngộ độc

Nha đam Lô hội có khoảng 300 loài khác nhau, nhưng chỉ có vài loài là có giá trị về dinh dưỡng cao (nha đam Aloe vera, Aloe barbadensis - còn gọi là Lô Hội ta, Aloe vulgaris). Nha đam phải trồng trên 3 năm thì mới có nhiều thành phần dinh dưỡng và các hoạt chất.

Như chúng ta đã biết Nha đam Lô Hội có rất nhiều dưỡng chất, vitamin, khoáng chất rất tốt đối với sức khoẻ và làn da của chúng ta. Lô hội có thể ăn tươi với đường hoặc nấu chè, ngoài ra người ta thường nấu nha đam với đường phèn uống giải nhiệt hoàn hảo, giúp cơ thể thải độc tố đồng thời làm mát và dịu da. Tuy nhiên trong quá trình chế biến nha đam, các bạn cần lưu ý loại bỏ độc tố để tránh bị ngộ độc nhé.

1- Hướng dẫn cách chế biến nha đam tránh bị ngộ độc

Giữa lớp vỏ màu xanh và lớp thạch nha đam (hay còn gọi là Gel nha đam) là lớp nhựa mủ màu vàng - đây là thành phần độc tố của nha đam. Lớp dịch nhầy màu vàng này khi nếm có vị đắng, có chứa độc nếu ăn phải sẽ gây rối loạn tiêu hoá, ói mửa, tiêu chảy. Khi bôi lên da sẽ gây sạm nám da. Do đó, khi chế biến nha đam, chúng ta cần làm sạch lớp nhựa mủ màu vàng bằng cách gọt sạch vỏ. 
Cách chế biến nha đam tránh bị ngộ độc
Cách chế biến nha đam tránh bị ngộ độc
Đầu tiên ta cắt 2 đầu gai, sau đó phải loại bỏ lớp vỏ màu xanh và lớp nhựa vàng bên trên lẫn bên dưới bằng cách gọt hơi sâu vào thạch nha đam, sau đó bạn lấy phần thạch màu trắng ngâm nước muối 10 phút, sau đó xả lại dưới vòi nước để ráo rồi sử dụng. Rửa kỹ như vậy để nha đam không còn nhớt, đắng. Sau đó có thể cắt nhỏ hạt lựu, có thể ăn sống, xay nước mát hoặc nấu với đường phèn đều rất ngon, nếu để đắp mặt thì gọt lát giống như dưa leo sau đó đắp lên mặt

2- Những lưu ý khi sử dụng nha đam

Bên cạnh những công dụng tuyệt vời từ cây nha đam, nếu chế biến hoặc sử dụng không đúng cách nha đam sẽ gây tác hại lớn ảnh hưởng đến sức khoẻ, cần lưu ý những điều sau:
Nha đam nếu muốn ăn tươi, mỗi ngày chỉ nên dùng từ 10 – 20g. Nên chọn những bẹ non có màu xanh nhạt, gọt bỏ vỏ, rửa sạch dưới vòi nước, sau đó nên ăn ngay (không nên để lâu ngoài không khí, nếu cần thì bảo quản trong tủ lạnh). 

Nhựa mủ vàng của cây nha đam có chứa độc tố tuy không làm chết người nhưng khi ăn một lượng lớn nha đam hoặc dùng trong thời gian dài từ 2 – 6 tháng có thể:
  • Bị co thắt bụng, rối loạn tiêu hoá, ói mửa, tiêu chảy.
  • Phụ nữ đang mang thai có thể sinh quái thai.
  • Phụ nữ đang cho con bú càng phải cẩn thận vì trẻ dễ bị ngộ độc khi bú mẹ.
  • Người bị bệnh tim, bệnh trĩ, viêm ruột không nên dùng.
Thiên Hương

Post a Comment

Previous Post Next Post